Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh doanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh doanh. Hiển thị tất cả bài đăng

6 tháng 12, 2021

Cây vú sữa dáng rồng cổ quái ở Đồng Tháp

Cây vú sữa dáng rồng trong khu vườn của nghệ nhân ở Đồng Tháp thực sự thuộc hàng 'độc nhất, vô nhị'.

Cây kiểng có hình dáng độc lạ từ lâu nay luôn được giới sinh vật cảnh yêu thích và săn lùng. Tuổi đời nhiều năm lại có dáng, thế kỳ quái, khiến chúng được chủ nhân phát giá rất cao.

Gần đây, kênh Youtube của Độc lạ Bình Dương bất ngờ chia sẻ đoạn video giới thiệu về cây vú sữa dáng rồng, dài tới 9m, có tuổi đời hơn 60 năm tại Tân Hòa, An Hiệp, Đồng Tháp nhận được sự chú ý không nhỏ. Những hình ảnh chia sẻ cho thấy cây vú sữa được tạo dáng tự nhiên, với phần gốc là đầu rồng, thân cây tương ứng với thân chú rồng, và phần đuôi vút cao là tán cây với rất nhiều trái sai trĩu.

Đáng nói là các cành lá, được chủ nhân cắt tỉa, uốn, tạo hình như râu rồng, vảy rồng, khiến cho cây kiểng càng thêm sinh động, đẹp mắt.

Ngắm cây vú sữa dáng rồng cổ quái, chồng hỏi ý vợ rồi hô 3 tỷ đồng: Sự thật hé lộ thú vị - Ảnh 1.

Cây vú sữa dáng rồng trong khu vườn của nghệ nhân ở Đồng Tháp.

Ngắm cây vú sữa dáng rồng cổ quái, chồng hỏi ý vợ rồi hô 3 tỷ đồng: Sự thật hé lộ thú vị - Ảnh 2.

Tác phẩm được kỳ công tạo hình, dáng và đưa lên chậu chăm sóc nhiều năm nay.

Ngắm cây vú sữa dáng rồng cổ quái, chồng hỏi ý vợ rồi hô 3 tỷ đồng: Sự thật hé lộ thú vị - Ảnh 3.

Phần đầu được tạo dáng từ gốc cây sơn đỏ.

Ngắm cây vú sữa dáng rồng cổ quái, chồng hỏi ý vợ rồi hô 3 tỷ đồng: Sự thật hé lộ thú vị - Ảnh 4.

Thân cây uốn lượn.

Ngắm cây vú sữa dáng rồng cổ quái, chồng hỏi ý vợ rồi hô 3 tỷ đồng: Sự thật hé lộ thú vị - Ảnh 5.

Cành lá được cắt tỉa khiến nhiều người liên tưởng như những vảy rồng.

Ngắm cây vú sữa dáng rồng cổ quái, chồng hỏi ý vợ rồi hô 3 tỷ đồng: Sự thật hé lộ thú vị - Ảnh 6.

Dưới thân rồng, nghệ nhân sắp xếp 1 tiểu cảnh núi non.

Ngắm cây vú sữa dáng rồng cổ quái, chồng hỏi ý vợ rồi hô 3 tỷ đồng: Sự thật hé lộ thú vị - Ảnh 7.

Dù cắt tỉa tạo dáng cảnh nhưng cây vú sữa vẫn cho trái sai trĩu. Theo chủ nhân của cây, đây là giống vú sữa Lò Rèn rất thơm ngon.

Theo chủ nhân của cây, ban đầu, gia đình trồng cây vú sữa lấy trái ăn. Tuy nhiên, sau đó vì thấy hình dáng kỳ quái, độc lạ, mà đã tạo hình thành như hình chú rồng đang bay lượn. Để cây ra hoa, kết trái, nhiều lần, chủ nhân phải tạm ngừng cắt tỉa cành lá.

Do mất nhiều năm, bỏ nhiều công sức chăm sóc, tạo dáng thế, chủ nhân quyết định phát giá 3 tỷ cho cây vú sữa dáng rồng. Ông mong muốn tác phẩm được nhiều người biết đến nhiều hơn, cùng chiêm ngưỡng và chia sẻ thú vui cây kiểng. Mức giá này cũng được vợ ông - người nhiều năm chung tay chăm sóc cây đồng tình.

Đây không phải lần đầu những cây vú sữa có hình dáng cổ quái được phát giá đắt đỏ. Ông Nguyễn Văn Nhiên (xã Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre) là người từng gây chú ý khi sở hữu cây vú sữa dáng rồng. Ông cho biết đã phải mất hơn 10 năm mới tạo được dáng cho cây.

Ban đầu, ông mua cây ở một chợ kiểng. Sau khi đem về ông Nhiên chỉnh sửa để cây nằm xuống, có dáng quỳ, rồi tạo hình cho cây. Thậm chí ông còn kỳ công tạo vảy cho giống dáng rồng ở vỏ cây. Ông Nhiên cũng cho biết sẽ bán cây vú sữa này cho những ai đam mê về kiểng bonsai với giá bán 300 triệu đồng.

Đẹp, biểu tượng của quyền uy, không khó hiểu khi các loại cây kiểng thường được tạo dáng rồng, "long cuốn thủy" hay "thăng long"... gây chú ý và có giá trị cao. Năm 2017, giới sinh vật cảnh thích thú khi ông Lại Quang Hòa (SN 1979, Văn Giang, Hưng Yên) trình diễn cây sanh dáng "long" có tuổi thọ cả 100 tuổi.

Ngắm cây vú sữa dáng rồng cổ quái, chồng hỏi ý vợ rồi hô 3 tỷ đồng: Sự thật hé lộ thú vị - Ảnh 8.

Cây sanh cổ kỳ quái, đẹp mắt. (Ảnh: VOV)

Theo ông Hòa, để tạo dáng "long" cho một cây không phải là điều đơn giản và tốn nhiều công sức cũng như thời gian, vậy nên cây thì càng nâng giá trị cũng như độ quý hơn. Dù không tiết lộ về giá cụ thể của cây sanh này vì không có ý định bán nhưng nghệ nhân này hé lộ giá trị của chậu cảnh phải lên tới hàng triệu USD.

(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Tiết lộ bất ngờ về cây hồng trăm tuổi gây 'sốt' mạng ở Ninh Bình

Tiết lộ bất ngờ về cây hồng trăm tuổi gây 'sốt' mạng ở Ninh Bình

Một cây hồng vô danh ở Ninh Bình đã bất ngờ nổi tiếng, thu hút giới trẻ khắp nơi kéo đến check-in vì có bối cảnh đẹp như ở xứ Hàn.



Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.

Tin tặc tấn công sàn DeFi, đánh cắp 120 triệu USD

Trước khi sàn giao dịch tài chính phi tập trung BadgerDAO kịp đóng băng nền tảng, hàng chục ví điện tử đã bị hacker rút sạch tiền.

Đêm 1/12, những kẻ tấn công đã rút tiền từ nhiều ví điện tử kết nối với sàn DeFi BadgerDAO. Theo công ty phân tích dữ liệu và bảo mật blockchain Peckshield, đơn vị tham gia điều tra, thiệt hại trong vụ trộm này gồm nhiều loại tiền mã hóa khác nhau, tổng trị giá khoảng 120 triệu USD.

Theo The Verge, cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn. Bước đầu, nhóm phát triển Badger cho rằng tin tặc đã chèn mã độc vào giao diện trang web của sàn. Khi người dùng tương tác, mã độc có thể chặn giao dịch, chuyển token của nạn nhân đến địa chỉ do kẻ tấn công lựa chọn.

San BadgerDAO bi trom 120 trieuUSD anh 1

Sàn DeFi BadgerDAO vừa bị tin tặc lấy trộm 120 triệu USD. Ảnh: Getty Images.

Do tính chất minh bạch của các giao dịch phi tập trung, những gì đã xảy ra sau đó đều được lưu lại. PeckShield tìm thấy một giao dịch chuyển 896 đồng Bitcoin vào ví của kẻ tấn công, trị giá hơn 50 triệu USD. Theo nhóm nghiên cứu, mã độc đã xuất hiện từ tháng 10 hoặc tháng 11. Khi đó, tin tặc kích hoạt nó vào những khoảng thời gian ngẫu nhiên để tránh bị phát hiện.

Các hệ thống tài chính phi tập trung (DeFi) dựa trên công nghệ blockchain cho phép chủ sở hữu tiền mã hóa thực hiện các hoạt động tài chính điển hình, chẳng hạn như cho vay và thu lãi.

BadgerDAO từng hứa hẹn mang đến sự an tâm cho người dùng, hỗ trợ các chủ ví giữ tài sản một cách an toàn và có thể rút ra bất kỳ lúc nào. Giao thức cho phép những người có Bitcoin "bắc cầu" tiền mã hóa của họ với nền tảng Ethereum thông qua token.

Sau khi phát hiện vụ việc chuyển tiền trái phép, Badger đã tạm dừng tất cả hợp đồng thông minh. Thao tác này về cơ bản là đóng băng nền tảng và khuyên người dùng từ chối tất cả các giao dịch đến địa chỉ của kẻ tấn công.

Sang tối 2/12, công ty cho biết đã giữ lại dữ liệu theo yêu cầu của các nhà điều tra, thông báo vụ việc đến cơ quan chức năng của Mỹ và Canada, đồng thời tuyên bố sẽ hợp tác đầy đủ với cuộc điều tra do bên thứ 3 thực hiện.

Song song đó, sàn DeFi này cũng tổ chức đều tra độc lập nhằm sớm tìm ra danh tính tin tặc. Badger nghi ngờ hacker đã vượt qua xác thực 2 lớp, truy cập vào tài khoản Cloudflare thông qua khóa API. Cuộc tấn công không nhằm vào lỗ hổng trong công nghệ blockchain mà lợi dụng điểm yếu trên nền tảng web 2.0.

Các hệ thống xác thực đa yếu tố (MFA) được xem là công nghệ bảo mật có tính an toàn cao, bảo vệ người dùng trước những cuộc lừa đảo. Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh mạng nhiều lần cảnh báo đã xuất hiện phương thức xâm nhập có thể đánh bại MFA.

(Theo Zing)

Những chiêu lừa đảo tiền số phổ biến tại Việt Nam

Những chiêu lừa đảo tiền số phổ biến tại Việt Nam

Nhiều loại tiền mã hóa tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực đầy rủi ro, tiềm ẩn nhiều hình thức lừa đảo.



Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.

Kẽ hở thẩm định giá

Thẩm định giá là khâu quan trọng trong các hoạt động đấu thầu, đấu giá, cổ phần hoá.

Thực tế cho thấy các vụ việc gần đây lên quan đến mua sắm các thiết bị y tế, đấu giá quyền sử dụng đất, các thẩm định viên và tổ chức có chức năng thẩm định giá vẫn có thể xác định mức giá cao hoặc thấp, tùy theo lợi ích của các cá nhân, đơn vị liên quan.

Gần đây nhất, nhìn từ vụ sai phạm nghiêm trọng liên quan đến đấu giá đất ở Huyện Đông Anh, Hà Nội, chúng ta sẽ thấy thủ đoạn của các đối tượng từ khâu lựa chọn công ty tư vấn thẩm định giá đến cách để biến hoá dìm kết quả thẩm định giá xuống hàng trăm tỷ đồng.

Còn như một số hệ thống Realtime PCR tự động phục vụ xét nghiệm COVID-19 này, nhập về Việt Nam theo khai báo hải quan có giá 2,3 tỷ đồng, thế nhưng nó đã được "thổi giá" để bán cho Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hà Nội với mức gấp trên 3 lần.

Có hạ thì cũng có nâng, muốn bán rẻ tài sản nhà nước thì hạ mà nếu muốn nhà nước mua đắt thì nâng giá. Hiểu nôm na là nhà nước bán tài sản rẻ nhất có thể và khi mua thì mua giá cao nhất có thể để những cán bộ lãnh đạo và công chức ở cơ quan, đơn vị mua bán tài sản tham nhũng, trục lợi, dẫn tới những thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước và người dân.

Kẽ hở thẩm định giá

Nhiều kẽ hở thẩm định giá - Ảnh 1.

Để thẩm định giá, các thẩm định viên có thể chủ động áp dụng 1 hoặc cả 3 phương pháp định giá cơ bản: Cách tiếp cận từ thị trường; Cách tiếp cận từ chi phí và Cách tiếp cận từ thu nhập.

Tuy nhiên, nếu áp dụng theo những tiêu chuẩn thẩm định giá khác nhau, rất có thể sẽ ra những kết quả giá trị không đồng nhất. Trong khi đó,  luật chưa quy định loại tài sản nào thì phải áp dụng các phương pháp, tiêu chuẩn thẩm định giá nào.

Luật sư Nguyễn Huy Độ, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, cho biết: "Có nhiều cách tiếp cận dẫn đến thẩm định viên có thể áp dụng các tiêu chuẩn và các thẩm định viên thường áp dụng cách có lợi nhất theo yêu cầu của người thuê".

Quy định thì đã có nhưng tính minh bạch trong lĩnh vực này lại chưa cao, đã tạo ra nhiều kẽ hở cho các thẩm định viên thực hiện hiện hành vi tiêu cực.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật Hợp Danh - Thiên Thanh nói: "Đã bỏ tiền thuê thì phải yêu cầu bên thẩm định cho ra kết quả hài lòng nhất. Đây là bất thành văn trong thẩm định. Không như ở nước ngoài họ có những quy tắc, đặt cao tính đạo đức của thẩm định viên và người ta cũng áp dụng những giá trị kỳ vọng mang tính tương lai nhưng ở VN là không có".

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết: "Thẩm định viên được hoạt động độc lập và chỉ chịu trách nhiệm trước khác hàng mà thiếu cơ quan kiểm tra giám sát nên rất dễ bị thao túng, lợi dụng chức vụ để sai phạm".

Tuy rằng, việc chấp nhận một kết quả thẩm định đều phải thông qua Hội đồng thẩm định giá, với đầy đủ các bộ ngành liên quan và các tổ chức chuyên ngành. Nhưng, ngay cả hội đồng này cũng khó có thể xác định giá chính xác vì không có khảo sát thực tế. Tất cả đều dựa trên kết quả từ chứng thư thẩm định giá mà đây vẫn còn khá nhiều kẽ hở để những thẩm định viên thiếu đạo đức nghề, luồn lách, thông đồng trục lợi.

Hậu quả vi phạm pháp luật thẩm định giá

Quy trình tưởng chừng được thiết kế rất chặt chẽ, nhiều tầng nhiều lớp như vậy nhưng vẫn để lọt bởi quy trình nào thì cuối cùng vẫn là con người vận hành, mỗi một cá nhân từ chủ đầu tư, thẩm định viên, thành viên hội đồng thẩm định giá... là một mắt xích trong quy trình đó và khi một mắt xích có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của cơ chế thẩm định giá. Nếu làm sai, cái giá phải trả rất nặng nề với từng cá nhân và cả xã hội.

Nhiều kẽ hở thẩm định giá - Ảnh 2.

Cảng Quy Nhơn - một vị trí quan trọng trong hệ thống cảng biển Việt Nam có giá trị hàng ngàn tỉ đồng nhưng được cổ phần hóa 100% với giá rất thấp. Thanh tra chính phủ đã chỉ ra trong quá trình cổ phần hóa cảng Quy Nhơn xảy ra hàng loạt sai phạm, khuất tất để thâu tóm. Đơn vị định giá có nhiều vi phạm khi định giá cảng chỉ hơn 400 tỉ đồng, trách nhiệm thuộc về các công ty tư vấn (ATC, CPA) và các thẩm định viên.

Ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, chia sẻ: "Thất thoát tài sản nhà nước rất nghiêm trọng, có thể thấy nếu ở vụ việc cảng Quy Nhơn định giá gạt ra những lợi thế của cảng như kết nối đường cao tốc, đường thủy và việc cảng Kê Gà không còn nằm trong hệ thống quy hoạch cảng quốc tế thì nó có vị trí độc tôn ở đó, tài sản định giá không còn đúng giá trị".

Theo kiểm toán nhà nước, từ 31 cuộc kiểm toán kết quả định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã chênh hơn 32.900 tỷ đồng. Không chỉ vậy, khi mục tiêu bán tài sản hay mua thêm tài sản để phục vụ phát triển kinh tế xã hội bị định giá không đúng thì chi phí xã hội cũng bị đội lên và mục tiêu cuối cùng để phục vụ xã hội không đạt được

Ông Nguyễn Việt Hùng, nguyên Cục trưởng Cục Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết: "Điều đó gây ra thất thoát một cách gián tiếp khi nó đội giá lên thì nhà thầu trúng thầu cao hơn giá thị trường buộc nhà nước phải bỏ nhiều hơn so với giá của thị trường yêu cầu và từ đó dẫn đến người hưởng lợi là người dân phải chịu thiệt thòi chi phí nhiều hơn".

Mỗi năm có không ít các thẩm định viên bị rút giấy phép hành nghề, các doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ hoạt động.

Nếu biết thì không làm nhưng nếu đã làm không thể tránh khỏi chịu trách nhiệm. Hồ sơ thẩm định viên, chứng thư thẩm định giá là hồ sơ lịch sử . Vì thế, trách nhiệm đó sẽ luôn theo người đã ký không chỉ giới hạn trong 6 tháng có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá. Một chữ ký có thể đánh mất danh dự, nghề nghiệp và đôi khi là cả cuộc đời là cái giá quá đắt cho những vi phạm pháp luật về thẩm định giá.

Bản chất cuối cùng là thiếu trách nhiệm hay là lợi dụng chức vụ quyền hạn, dù thế nào cũng đang khiến quy trình có chặt chẽ đến đâu cũng chỉ là hình thức để giá được nâng lên hay hạ xuống theo ý muốn chủ quan của bên nào đó. Những vụ việc được phanh phui vừa qua đã cho thấy rất nhiều tiền của nhà nước đã chảy vào túi các cá nhân, nhóm lợi ích… Số vụ việc và số tiền thiệt hại liên quan đến sai phạm về thẩm định giá trong hoạt động mua bán tài sản của nhà nước đang ngày càng nhiều. Siết chặt quy trình này là đòi hòi cần thiết nhằm bảo vệ tài sản của nhà nước và của người dân.

(Theo VTV)

Kít test nhanh Covid-19 bằng nước bọt tràn lan... coi chừng 'ngậm quả đắng'

Kít test nhanh Covid-19 bằng nước bọt tràn lan... coi chừng 'ngậm quả đắng'

Trên chợ mạng, các bộ kít test nhanh COVID-19 bằng nước bọt được rao bán từ 90.000 - 170.000 đồng/bộ. Tuy nhiên, đến nay Bộ Y tế chưa cấp phép test nhanh kháng nguyên bằng nước bọt nào.



Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.

Cuộc chiến giá dầu

Mối bất hòa giữa OPEC+ và các nước tiêu thụ dầu thô lớn dẫn đầu là Mỹ đang khiến cho thị trường "vàng đen" thêm sôi sục.

Không còn những chuyến lái xe đi câu cá, không còn thường xuyên đi ăn nhà hàng, và thậm chí những chuyến đi thăm người thân cũng phải hạn chế. Người dân Mỹ đang phải cố gắng thích nghi với thời kỳ giá nhiên liệu tăng cao, theo tờ New York Times.

Giá xăng dầu ở Mỹ đã vọt lên mức kỷ lục kể từ năm 2014, ở mức trung bình 3,41 USD/gallon (1 gallon bằng 3,78 lít). Thậm chí, một số nơi giá xăng lên tới 7,59 USD/gallon.

Cuộc chiến vàng đen sôi sục và sự ngập ngừng đắt giá của Trung Quốc - 1

Người dân Mỹ đang phải cố gắng thích nghi với thời kỳ giá nhiên liệu tăng cao (Ảnh: AFP).

Giá nhiên liệu tăng kỷ lục khiến cho hàng triệu chủ sở hữu ô tô tại Mỹ "đau ví".  Nhiều chủ xe đã phải thay đổi lối sống hàng ngày để thích ứng hoặc tìm đến những điểm bán nhiên liệu rẻ hơn nhằm tiết kiệm vài USD cho mỗi lần đổ xăng.

Ông Kevin Altman, một người đã về hưu sống tại thành phố Vallejo, chia sẻ ông phải trả 50 USD để đổ đầy bình xăng chiếc Jeep, nhưng số xăng này chỉ đủ dùng trong 2 ngày. Ông cũng đã phải tạm dừng đi câu cá ở thành phố gần đó để tiết kiệm tiền xăng. Chuẩn bị cho Giáng sinh năm nay, gia đình ông cũng chọn mua sắm trực tuyến thay vì mua trực tiếp như trước kia.

Chi phí nhiên liệu đặc biệt ảnh hưởng tới những người làm việc trong ngành vận tải hoặc lĩnh vực liên quan. Ông Mahmut Sonmez, chủ công ty chuyên dịch vụ cho thuê ô tô tại New Jersey, cho biết chi phí nhiên liệu lên tới 800 USD mỗi tuần, trong khi tổng doanh thu trước thuế chỉ đạt 2.500 USD.

Để tiết kiệm, ông Sonmez đã phải chuyển đến sống ở căn hộ với giá thuê rẻ, dừng dịch vụ truyền hình cáp, đổi mạng di động rẻ hơn. Ông cho biết nếu giá nhiên liệu tiếp tục tăng, ông sẽ cân nhắc chuyển sang công việc khác để có thể trả các loại hóa đơn.

Nước Mỹ đang đối mặt với mức lạm phát cao nhất trong vòng 30 năm. Ngay cả khi giá dầu thô giảm, người tiêu dùng vẫn chịu nhiều sức ép trong dài hạn. Nhiều dự đoán cho rằng nhu cầu có thể tiếp tục tăng cao vào năm 2022. Do đó, Mỹ muốn đảm bảo nguồn cung năng lượng toàn cầu và không để giá cả kìm chân đà phục hồi kinh tế thế giới.

Cung không theo kịp cầu

Giá nhiên liệu tăng vọt một phần do biến động thị trường cung cầu. Nhu cầu nhiên liệu giảm mạnh trong những tháng đầu đại dịch vào năm ngoái khiến Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu lớn như Nga (gọi tắt OPEC+) đã phải cắt giảm sản lượng ở mức kỷ lục. 

Cuộc chiến vàng đen sôi sục và sự ngập ngừng đắt giá của Trung Quốc - 2

OPEC+ đã buộc phải cắt giảm sản lượng kỷ lục khi nhu cầu xuống thấp vào năm ngoái (Ảnh: Getty).

Theo giới chuyên gia, nhu cầu và giá dầu đã lao dốc trong thời kỳ phong tỏa vì đại dịch. Tuy nhiên, khi các nền kinh tế trên thế giới vực dậy từ cuộc khủng hoảng, nhu cầu bật tăng nhanh trở lại trong khi nguồn cung không thể theo kịp.

"Khi nhu cầu phục hồi nhưng một số nguồn cung bị mất đi trong dài hạn, giá cả sẽ tăng lên và người dân bị ảnh hưởng trực tiếp", Andy Lipow, Chủ tịch Hiệp hội Dầu Lipow, nhận định.

Tại Mỹ, nhu cầu nhiên liệu suy giảm dẫn tới các công ty thu hẹp hoạt động khai thác. Trong mùa hè 2020, số lượng giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ giảm gần 70%.

Thế nhưng trong 12 tháng qua, nhu cầu dầu mỏ hồi phục nhanh hơn khả năng phục hồi sản lượng của OPEC. Điều này đã đẩy giá dầu thô tăng lên gấp đôi, có lúc đạt đến mức 85 USD/thùng.

Việc Mỹ đóng cửa một số nhà máy lọc dầu lớn trong khoảng thời gian dịch bệnh cũng ảnh hưởng xấu tới nguồn cung. Từ đầu năm 2020, số cơ sở lọc dầu bị đóng cửa chiếm khoảng 5% công suất của nước này.

Thêm vào đó, hai cơn bão Ida và Nicholas đã làm hư hại cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Mỹ ở Vịnh Mexico, khiến nguồn cung dầu bị thắt chặt hơn nữa. Tình trạng thiếu than cũng khiến các quốc gia ở châu Á tăng nhu cầu sử dụng dầu. Giá khí đốt tự nhiên tăng cao là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy nhu cầu đối với dầu mỏ.

Theo Reuters, ông Louise Dickson - nhà phân tích thị trường dầu mỏ cấp cao tại Rystad Energy - cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn chưa thể dịu xuống. Ông dự báo đà tăng sẽ kéo dài đến hết năm nay. Bởi nguồn cung vẫn chưa thể theo kịp nhu cầu.

"Giá dầu thô tăng lên mức cao nhất trong vòng 8 năm do nhu cầu được thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Cùng với đó là nỗi lo ngại về nguồn cung sụt giảm", ông Tapan Patel, nhà phân tích cấp cao tại HDFC Securities, lý giải.

Cuộc chiến vàng đen sôi sục và sự ngập ngừng đắt giá của Trung Quốc - 3

Giá dầu thô tăng lên mức cao nhất trong vòng 8 năm (Ảnh: Reuters).

Cuộc đối đầu giữa Mỹ và OPEC+

Trong một thời gian tương đối dài, Nhà Trắng và các quan chức chính phủ Mỹ đã hối thúc OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu, khi các nền kinh tế trên toàn cầu bắt đầu phục hồi sau giai đoạn đóng cửa để phòng ngừa đại dịch Covid-19.

Tổng thống Mỹ Joe Biden thẳng thắn đổ lỗi cho sự miễn cưỡng của OPEC+ trong việc bơm thêm dầu là nguyên nhân khiến giá năng lượng ở Mỹ và thế giới tăng mạnh. Nhà Trắng cho rằng OPEC+ đang ngáng chân nền kinh tế toàn cầu khi không chịu cung ứng thêm dầu thô ra thị trường, đồng thời cảnh báo Washington sẵn sàng sử dụng "mọi công cụ" cần thiết để hạ giá nhiên liệu.

Tuy nhiên, trong nhiều cuộc họp gần đây, OPEC+ vẫn kiên quyết giữ nguyên kế hoạch tăng dần sản lượng khoảng 400.000 thùng/ngày đến cuối năm 2022 như đã đưa ra trước đó, chứ không "xả van" như kỳ vọng của các nhà phân tích.

Quyết định này đã đẩy giá dầu của Mỹ hồi đầu tháng 10 lên mức cao nhất kể từ năm 2014. Trong phiên 4/10, giá dầu WTI của Mỹ tăng 2,3%, đóng cửa ở mức 77,62 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent cũng tăng 2,5%, đạt 81,26 USD/thùng, cao nhất trong 3 năm.

"Quyết định được đưa ra trước đây là tăng sản lượng 400.000 thùng một ngày hàng tháng cho đến cuối năm 2022. Hôm nay, nó được nhắc lại", Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết hôm 4/10.

Khi được hỏi lý do không tăng sản lượng, dù có những lời phàn nàn và yêu cầu từ Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak trả lời rằng, OPEC+ đang "duy trì sự cân bằng thị trường và vẫn cảnh giác với những khả năng biến động về nhu cầu".

"Từ tháng 8 đến nay, chúng tôi đã bổ sung 2 triệu thùng cho thị trường. Vì vậy, theo kế hoạch, chúng tôi đang cung cấp ngày càng nhiều hơn. Đồng thời, chúng tôi cũng nhận thấy nhu cầu giảm theo mùa trong quý IV và đầu năm sau. Đã có một số dấu hiệu sụt giảm nhu cầu ở EU vào tháng 10", ông Novak nhấn mạnh.

Một lý do khác được OPEC+ đưa ra là nhu cầu dầu toàn cầu vẫn đang chịu áp lực từ biến thể Delta, do việc duy trì các hạn chế khác nhau ở một số quốc gia. Và thực tế, sự xuất hiện của biến thể Omicron gần đây cũng là một biến số đối với quyết định của OPEC+.

Quyết định lịch sử của Mỹ như "muối bỏ bể"

Sau 3 tháng liên tục kêu gọi OPEC+ cung thêm dầu vào thị trường nhiều hơn không thành, mới đây Mỹ đã có một tuyên bố mang tính lịch sử đó là "xả" 50 triệu thùng dầu dự trữ chiến lược và phối hợp cùng các quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Anh "xả kho" nhằm hạ nhiệt giá "vàng đen". 

Cuộc chiến vàng đen sôi sục và sự ngập ngừng đắt giá của Trung Quốc - 4

Tổng thống Mỹ Biden vừa tuyên bố xả kho dữ trữ dầu của Mỹ nhằm hạ nhiệt giá dầu (Ảnh: Getty).

Đây là một động thái phối hợp chưa từng có tiền lệ giữa các nước tiêu thụ dầu lớn trên thế giới, đánh dấu lần đầu tiên trong hai thập kỷ, một Tổng thống Mỹ chọn sử dụng nguồn dự trữ này để điều chỉnh hạ giá năng lượng, thay vì giải quyết nguồn cung bị gián đoạn. 

Tuy nhiên, ngoài 50 triệu thùng dầu mà Mỹ tuyên bố đưa ra thị trường, bằng hơn 50% mức tiêu thụ hàng ngày trên toàn thế giới (theo Bộ Năng lượng Mỹ), thì các nước khác vẫn chưa có động thái đáng kể. 

Theo Reuters, Ấn Độ cho biết họ sẽ giải phóng 5 triệu thùng dầu, trong khi Anh nói rằng họ sẽ cho xả tự nguyện 1,5 triệu thùng dầu từ các nguồn dự trữ tư nhân.

Riêng Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - mới chỉ cam kết sẽ xả kho nếu thấy cần thiết.

Các nhà phân tích cho rằng nếu những lời kêu gọi này được thực hiện, chúng cũng có thể giúp giá dầu xuống thấp hơn trong ngắn hạn. Và đương nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của OPEC+.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cũng cho rằng nếu không có sự tham gia của Trung Quốc, động thái xả kho dầu dự trữ của Mỹ và các nước sẽ "như muối bỏ bể", không có nhiều tác dụng. 

Thực tế, sau tuyên bố của Nhà Trắng hôm 23/11, giá dầu lại tăng mạnh lên mức cao nhất một tuần. Giá dầu kỳ hạn của WTI được giao dịch tăng hơn 0,3% ở mức hơn 78 USD/thùng khi kết thúc phiên ngày 24/11.

Giới quan sát đặt câu hỏi liệu số dầu Mỹ bơm thêm có đủ lớn để đáp ứng nhu cầu tăng cao hay không. 

Theo tính toán, việc Mỹ và các nước cùng nhau giải phóng kho dự trữ có thể giúp thị trường có thêm khoảng 70 triệu thùng. Song con số này cũng chỉ tương đương với 2,5 ngày sản lượng dầu mà OPEC+ bán ra.

Goldman Sachs mỉa mai, động thái giải phóng này của Mỹ và các nước cũng chỉ như "muối bỏ bể". Bởi trong 70 triệu thùng được cung ra có cả những hợp đồng hoán đổi, tức là cung ra rồi thu lại ngay. Do đó, lượng dầu xả ra trên thực tế cũng chỉ đạt khoảng 40 triệu thùng. Để hạ nhiệt giá "vàng đen" ngay, theo Goldman Sachs, phải cần "xả" tối thiểu 100 triệu thùng.

Cuộc chiến vàng đen sôi sục và sự ngập ngừng đắt giá của Trung Quốc - 5

Động thái xả 50 triệu thùng dầu của Mỹ vẫn như "muối bỏ bể", giá dầu vẫn tăng (Ảnh: Reuters).

Thượng nghị sĩ Mỹ John Barrasso cũng cho rằng việc Mỹ xả kho dự trữ dầu không thể giải quyết vấn đề một cách triệt để. Thay vào đó, chính quyền ông Biden cần tập trung vào thúc đẩy sản xuất trong nước.

"Năn nỉ OPEC và Nga tăng sản lượng và sử dụng kho dự trữ dầu chiến lược chỉ là nỗ lực trong tuyệt vọng. Chúng không thể thay thế sản xuất năng lượng của Mỹ", Thượng nghị sĩ Mỹ John Barrasso (đảng Cộng hòa) nhấn mạnh.

Chuyên gia phân tích kinh tế - tài chính Rick Newman cũng cho rằng chính quyền Biden không giải quyết bài toán cốt lõi là làm tăng nguồn cung cho thị trường một cách căn cơ hơn. Cụ thể, theo ông Newman, Mỹ hiện đang là quốc gia có sản lượng khai thác dầu lớn nhất thế giới, trên cả Nga lẫn Arabia Saudi, nhưng chính quyền Washington lại không hỗ trợ các công ty dầu khí gia tăng khai thác.

Theo tờ The Washington Post, việc tăng sản lượng khai thác dầu có thể giúp Mỹ vượt qua ảnh hưởng của OPEC và hạn chế ảnh hưởng địa chính trị của các quốc gia như Nga. Tuy vậy, cách này chỉ có ý nghĩa như một chính sách chuyển tiếp. Về dài hạn, Mỹ sẽ phải cắt giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ bằng cách khuyến khích sử dụng ô tô điện, đầu tư vào giao thông công cộng nhiều hơn, cũng như đánh thuế khí đốt cao hơn.

OPEC+ vẫn bỏ ngỏ khả năng siết cung

Trong cuộc họp hôm 2/12, OPEC+ đã tập trung cân nhắc việc có nên bơm thêm dầu vào thị trường trong tháng 1 như kế hoạch trước đó hay hạn chế nguồn cung trong bối cảnh lo ngại về biến thể Omicron.

Ngay cả trước khi Omicron xuất hiện, liên minh OPEC+ đã cân nhắc tác động từ việc Mỹ và các nước tiêu thụ lớn xả kho dầu dự trữ để điều chỉnh giá nhiên liệu, cùng với khả năng Iran tái gia nhập thị trường dầu mỏ.

Cuộc chiến vàng đen sôi sục và sự ngập ngừng đắt giá của Trung Quốc - 6

Dù giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày nhưng OPEC vẫn bỏ ngỏ khả năng điều chỉnh ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp (Ảnh: Reuters).

Nếu quyết định hạ mức tăng sản lượng hoặc tạm ngừng cung dầu thô ra thị trường, OPEC+ có thể đối đầu trực diện với Washington, đặc biệt là trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và thủ lĩnh OPEC là Arabia Saudi đang không mấy êm đẹp.

Theo Reuters, kết thúc cuộc họp 2/12, liên minh dầu mỏ OPEC+ đã nhất trí giữ nguyên kế hoạch sản lượng 400.000 thùng/ngày cho tháng 1/2022, bất chấp lo ngại về việc Mỹ giải phóng dự trữ dầu thô và biến chủng Omicron lây lan trên toàn cầu khiến giá dầu giảm mạnh.

Sau khi thỏa thuận được công bố, giá dầu Brent trong phiên 2/12 có lúc đã giảm xuống còn khoảng 66 USD/thùng, tụt xa khỏi mức đỉnh 3 năm (hơn 86 USD/thùng) xác lập hồi tháng 10 năm nay. Tuy nhiên, kết phiên giá dầu đã lấy lại đà phục hồi trở lại mốc 70 USD/thùng khi nhóm này bỏ ngỏ khả năng điều chỉnh ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp.

Bà Rebecca Babin, nhà giao dịch năng lượng cấp cao tại CIBC Private Wealth US, cho biết các thị trường đang cố gắng giải nghĩa quá nhiều thông tin.

Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng sự kết hợp giữa những thông tin chưa chắc chắn xung quanh biến thể Omicron, nỗ lực của các chính phủ nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới và kỳ vọng về nguồn cung hơn đã khiến các nhà giao dịch phải cảnh giác.

Nhà Trắng cho biết họ hoan nghênh quyết định trên của OPEC+, song nói thêm rằng Mỹ không có kế hoạch xem xét lại quyết định giải phóng kho dự trữ dầu thô.

Kịch bản giá dầu

Giá dầu Brent đã tăng 70% từ đầu năm nay nhưng bắt đầu giảm trong tháng 11 khi Mỹ và nhiều nước tiêu thụ dầu lớn khác đồng ý xả kho dự trữ chiến lược để kiềm chế đà tăng của nhiên liệu và lạm phát. Đà giảm của giá dầu gần đây là do số ca Covid-19 tăng vọt tại châu Âu và biến chủng Omicron đe dọa các hoạt động kinh tế.

Cuộc chiến vàng đen sôi sục và sự ngập ngừng đắt giá của Trung Quốc - 7

80 USD/thùng là mức giá mà OPEC+ kỳ vọng để có nguồn thu ổn định (Ảnh: Reuters).

Tuy nhiên, Goldman Sachs cho rằng việc giảm giá gần đây, cùng với lo ngại biến chủng Omicron làm giảm nhu cầu, là quá đà và cho rằng trong ngắn hạn, thị trường dầu cần thêm nhiều thông tin hơn về Omicron để hồi phục. 

Goldman Sachs cũng cho rằng quyết định duy trì mức tăng sản lượng của OPEC+ sẽ không làm chệch nhịp tăng của thị trường. Ngân hàng này nhận thấy "rủi ro tăng giá rất rõ ràng" và dự báo giá dầu Brent sẽ đạt mức trung bình 85 USD/thùng trong năm sau. Bởi các hãng sản xuất dầu đá phiến Mỹ sẽ thận trọng với kế hoạch tăng sản lượng trong năm 2022 do giá thời gian qua giảm. Bên cạnh đó,  công suất dư thừa của OPEC sẽ còn giảm nhanh hơn nếu nhóm này quyết định đột ngột ngừng nâng sản lượng. Đặc biệt trong trường hợp không có thỏa thuận nào cho phép Iran bơm thêm dầu vào thị trường năm tới.

Để giá lên trên 80 USD/thùng, theo Goldman Sachs, thị trường cũng cần thêm nhiều bằng chứng cho thấy nguồn cung thắt chặt.

Trước đó, JPMorgan cũng đưa ra nhận định giá dầu có thể tăng tới 150 USD/thùng khi OPEC+ kiểm soát nguồn cung trước những lo ngại về biến thể Omicron. ngân hàng này cho rằng, xu hướng tăng của giá dầu sẽ được duy trì và giá có thể đạt 150 USD/thùng vào năm 2023 khi OPEC+ kiểm soát nguồn cung để bảo vệ giá dầu ở mức cao hơn.

Về đợt giảm gần đây sau khi xuất hiện biến chủng Omicron, JPMorgan cũng cho rằng phản ứng của thị trường hơi thái quá. "Chúng tôi cho rằng thị trường đang đánh giá quá cao về những tác động của biến thể Omicron đối với giá dầu trong kỳ nghỉ lễ của Mỹ", JPMorgan cho biết và cho rằng với việc OPEC+ nắm chắc vai trò điều tiết giá dầu, giá dầu Brent có thể sẽ đạt 120 USD/thùng trong năm 2022 và thậm chí vọt lên mức 150 USD/thùng trong năm 2023.

"Chúng tôi tin rằng OPEC+ sẽ bảo vệ giá dầu bằng cách tăng cung nhỏ giọt để giữ tồn kho ở mức thấp, cân bằng thị trường và quản lý tốt nguồn dự trữ", JPMorgan lý giải.

Trung tuần tháng 10, chia sẻ với CNBC, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đưa ra nhận định giá dầu thô có thể đạt 100 USD/thùng do nhu cầu đối với tất cả hàng hóa năng lượng đều đang bùng nổ.

Tuy vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng mức 80 USD/thùng dầu là mức giá mà OPEC+ kỳ vọng để có nguồn thu ổn định. Do đó tình thế đối đầu căng thẳng giữa OPEC+ và các nước tiêu thụ dầu mỏ mà dẫn đầu là Mỹ lúc này sẽ chỉ châm ngòi cho một cuộc chiến giành quyền kiểm soát thị trường năng lượng, đe dọa làm xáo trộn bức tranh địa chính trị về dầu mỏ trong thời gian tới.

(Theo Dân Trí)

Giá xăng dầu tiếp tục một đợt giảm mạnh trong tuần tới

Giá xăng dầu tiếp tục một đợt giảm mạnh trong tuần tới

Giá dầu thế giới đã giảm xuống mức 66,22 USD/thùng. Giá xăng dầu trong nước được dự báo giảm mạnh theo giá xăng dầu thế giới, có thể giảm tới 1.700 đồng/lít trong kỳ điều chỉnh tới đây.



Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.

Giá vàng miếng trong nước sẽ ngày càng đắt hơn thế giới

Việc giá vàng thế giới rơi vào trạng thái tiêu cực trong khi vàng miếng trong nước đang có xu hướng tăng trở lại có thể khiến chênh lệch giữa 2 thị trường này tiếp tục nới rộng.

Thị trường vàng trong nước và thế giới đã khép lại tuần giao dịch đầu tiên của tháng 12 với diễn biến trái chiều. Trong khi vàng thế giới giao ngay đóng cửa tuần ở mức 1.782,6 USD/ounce, thấp hơn 10 USD so với cuối tuần trước, giá vàng miếng trong nước hiện bán ra phổ biến trên 61 triệu đồng/lượng, cao hơn 0,74% so với đầu tuần.

Diễn biến trái chiều này đã khiến chênh lệch giá trong nước và thế giới một lần nữa bị nới rộng lên gần 12 triệu đồng/lượng.

Mức chênh lệch này có thể tiếp tục bị nới rộng trong tuần này khi giá vàng thế giới được dự báo đang trong trạng thái tiêu cực, trong khi vàng miếng đã không còn phụ thuộc vào diễn biến thế giới.

Cụ thể, cuộc khảo sát giá vàng tuần tới (6-11/12) của Kitco cho thấy những quan điểm mạnh mẽ của ông Jerome Powell - Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) - với tình trạng lạm phát đang ảnh hưởng đến tâm lý thị trường vàng.

Bên cạnh đó, việc vẫn giao dịch dưới vùng 1.800 USD khiến giá vàng chưa thể xác định rõ xu hướng tăng, giảm thời gian tới. Thậm chí, giá vàng thế giới tuần trước đã giảm gần 10 USD, bất chấp các số liệu kinh tế Mỹ kém tích cực, điều mà nhiều lần trước đó luôn tốt cho giá vàng.

{keywords}

Cụ thể, cuối tuần trước, Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ có 210.000 việc làm mới trong tháng 11, bằng chưa tới 1/2 dự báo trước đó của các nhà kinh tế.

Một số chuyên gia cho rằng giá chịu áp lực giảm là vì những số liệu kinh tế kém tích cực này không đủ để FED giảm lượng mua trái phiếu hàng tháng, cũng như trì hoãn các kế hoạch tăng lãi suất trong năm 2022.

Cuộc khảo sát với 14 chuyên gia phân tích phố Wall tuần này của Kitco cho kết quả chỉ 4 người (28%) cho rằng giá vàng sẽ tăng vào tuần này, mức thấp nhất nhiều tháng trở lại đây. Ngược lại, số chuyên gia đưa quan điểm trung lập và tiêu cực với giá vàng là 5 người cho mỗi bên (36%).

Với các nhà đầu tư cá nhân, tâm lý tăng giá cũng đã giảm mạnh trong tuần trước.

Theo đó, chỉ còn 501/984 nhà đầu tư cho rằng giá vàng sẽ tăng tuần này, tương đương 51% số người tham gia khảo sát. Trong khi đó, cũng có 319 người (32%) tin rằng giá vàng sẽ giảm và 164 người còn lại (17%) đưa quan điểm trung lập.

Lý do khiến nhiều chuyên gia cho rằng giá vàng sẽ chỉ đi ngang hoặc giảm tuần tới là việc FED có thể thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn dự kiến để kiểm soát lạm phát.

Gia vang trong nuoc hom nay anh 1

Ông Mar Chandler, Giám đốc điều hành Bannockburn Global Forex, cho rằng giá vàng sẽ phải kiểm tra lại vùng 1.750 USD/ounce trong thời gian tới, do FED vẫn đang giảm lượng mua trái phiếu hàng tháng và có thể đẩy nhanh quá trình này.

Tương tự, ông Ole Hansen, chiến lược gia hàng hóa tại SaxoBank, cho biết rất khó để giá vàng có thể tăng trở lại khi các đợt sóng hồi phục đều gặp áp lực bán mới.

Vị chuyên gia cho biết vùng giá cần quan sát tuần tới của kim quý là mức 1.760 USD, nếu không giữ được mức này, kim quý có thể đối mặt với xu hướng giảm mạnh hơn.

Tại thị trường trong nước, sau khi giảm mạnh vào nửa cuối tháng 11, giá vàng miếng đang có xu hướng tăng trở lại, hiện phổ biến được bán ra trên mức 61 triệu/lượng.

Trên biểu đồ giá hàng này, vàng miếng tại hầu hết doanh nghiệp đã có 3-4 phiên tăng liên tiếp và cao hơn hơn 1,5 triệu đồng sau 2 tuần gần nhất.

Nếu diễn biến này tiếp tục diễn ra, chênh lệch giá trong nước và thế giới có thể tiếp tục nới rộng. Hiện giá thế giới quy đổi ra tiền Việt chỉ vào khoảng 49,2 triệu/lượng, thấp hơn 24,2% so với vàng miếng và gần 6% so với vàng nhẫn trong nước.

(Theo Zing)

Cùng là vàng 9999, tại sao vàng nhẫn thấp hơn vàng miếng 6-7 triệu đồng/lượng?

Cùng là vàng 9999, tại sao vàng nhẫn thấp hơn vàng miếng 6-7 triệu đồng/lượng?

Thắc mắc được không ít người đặt ra bởi nhiều thời điểm mức chênh lệch giữa giá vàng nhẫn 9999 SJC và vàng miếng 9999 SJC lên đến 8 triệu đồng/lượng.



Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.

'Vua' sầu riêng, quất ngọt Đài Loan giá rẻ bất ngờ

Trước đây, người tiêu dùng Việt Nam phải mua sầu riêng Musang King đông lạnh với giá 1,6-1,8 triệu đồng/kg thì nay có thể mua sầu riêng tươi với giá chỉ 250.000 đồng/kg.

Sầu riêng ngon nhất thế giới giá rẻ chưa từng có

Sầu riêng Musang King - sầu riêng ngon nhất thế giới có nguồn gốc từ Malaysia - thường được nhập về Việt Nam dưới dạng đông lạnh với giá đắt đỏ, từ 1,6-1,8 triệu đồng/kg, đắt gấp 4-5 lần các loại sầu riêng được trồng tại Việt Nam. Loại sầu riêng này được nhiều người yêu thích vì có lớp cơm sầu mềm dẻo, màu vàng như nghệ và vị ngọt đậm đà, hạt lép.

Song gần đây, theo báo Dân Việt, người tiêu dùng khá bất ngờ khi loại vua sầu riêng này được một nhà vườn tại Việt Nam bán với giá chỉ từ 250.000 đồng/kg tại vườn. Một số cửa hàng bán loại trái cây này với giá chỉ từ 350.000 đồng/kg. Thay vì hàng đông lạnh nhập khẩu, sầu riêng Musang Kinh hiện đã được trồng tại Việt Nam và có giá rẻ hơn rất nhiều. Giá cây giống cũng không còn khan hiếm như trước đây, chỉ còn khoảng 100-120.000 đồng/cây.

Việt quất nhập khẩu, quất ngọt Đài Loan giá rẻ bất ngờ

Việt quất (blueberry) là loại trái cây được nhiều chị em ưu thích vì chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và hương vị thơm ngon. Loại quả này được nhập khẩu vào Việt Nam và luôn có mức giá "đắt xắt ra miếng", có thời điểm tới hơn 1 triệu đồng/kg. Năm nay, việt quất rất rẻ và được bán tấp nập trên các chợ mạng và các shop hoa quả nhập khẩu với mức giá 50.000-100.000 đồng/hộp loại 125g.

{keywords}
Quất ngọt Đài Loan giá rẻ chưa từng có (ảnh: TT)

Trong khi đó, quất ngọt Đài Loan xuất hiện trên thị trường vài năm trở lại đây, được quảng cáo là đặc ruột, giòn tan, đem chưng với đường phèn có thể trị ho. Thời gian đầu, quất ngọt được bán với giá khá đắt đỏ, khoảng trên dưới 100.000 đồng/hộp trọng lượng từ 450-500gram.

Năm ngoái, quất ngọt giá từ 40.000-65.000 đồng/hộp. Năm nay, quất ngọt được rao bán tràn ngập “chợ mạng”, với giá rẻ chưa từng có, chỉ 22.000 đồng/hộp.

Vú sữa đầu mùa Việt Nam bán ở Mỹ giá gần 500.000 đồng/kg

Ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vina T&T - chuyên xuất khẩu trái cây tươi sang thị trường Mỹ - cho biết, vú sữa đầu mùa Việt Nam đang bán lẻ tại Mỹ với giá 80 USD/thùng 4 kg, tương đương 20 USD/kg (khoảng 450.000 đồng/kg). Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay. Sở dĩ giá bán lẻ vú sữa tại Mỹ cao là do chi phí xuất nhập khẩu tăng. Vào năm 2018, giá vú sữa đầu mùa cao nhất chỉ 15 USD/kg, giữa mùa 12,5 USD/kg.

Tại TP.HCM, giá vú sữa đầu mùa tại các cửa hàng trái cây cao cấp ở mức từ 80.000-100.000 đồng/kg, số lượng hàng ít nên người tiêu dùng phải đặt trước. Vào thời điểm rộ mùa, giá vú sữa trên thị trường TP.HCM thường còn dưới 50.000 đồng/kg, thậm chí chỉ khoảng 20.000-30.000 đồng/kg.

Giá laptop giảm mạnh

Theo khảo sát của Báo Người Lao Động tại các hệ thống bán lẻ laptop ở TP.HCM, lượng hàng bày bán không còn khan hiếm như trước đây, mẫu mã sản phẩm đa dạng và giá cả rẻ hơn trước rất nhiều. Những mẫu laptop có giá từ 11-15 triệu đồng rất dồi dào.

{keywords}
Giá laptop giảm mạnh (Ảnh: Người Lao Động)

Do nguồn hàng không còn khan hiếm như trước nên giá bán lẻ mặt hàng này cũng đang giảm đáng kể, đặc biệt là những mẫu có cấu hình thấp, như mẫu laptop Lenovo Ideapad i3 đang giảm tới 4,6 triệu đồng còn 12,4 triệu đồng, Dell Inspiron i3 giảm 2,2 triệu đồng còn 13,8 triệu đồng, Dell Vostro i7 giảm 3 triệu đồng còn 23,9 triệu đồng, Asus Zenbook i7 giảm 2,7 triệu đồng còn 37 triệu đồng... Nhiều mẫu laptop có mức giảm giá lên đến 30%.

Giá lợn hơi tăng trở lại

Giá lợn hơi trong vài ngày qua tăng mạnh. Vào ngày 4/12, giá lợn hơi trên 2 miền Bắc - Nam tăng 1.000-3.000 đồng/kg, trong khi miền Trung đi ngang so với hôm qua. Hiện giá lợn hơi được thu mua trong khoảng từ 46.000-53.000 đồng/kg. Giá thịt lợn tại các chợ đầu mối nông sản thực phẩm của TP.HCM cũng đang tăng.

Các thương lái cho biết, giá thịt lợn bán sỉ tăng là do giá lợn hơi tăng nhanh. Nguyên nhân của đợt tăng giá lần này do nguồn cung lợn thịt có dấu hiệu giảm trong những ngày gần đây.

Đặc sản cam Khe Mây rớt giá quá nửa

Cam Khe Mây, nổi tiếng thơm ngon, thanh mát, là quả đặc sản ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh). Xã Hương Đô, huyện Hương Khê được xem là thủ phủ của cam Khe Mây. Hàng năm, người dân nơi đây thu về hàng trăm triệu đồng đến tiền tỷ từ loài quả này. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cam Khe Mây rớt giá một nửa, mức tiêu thụ chậm.

{keywords}
Cam Khe Mây chín có màu vàng rộ, vị ngọt, nước nhiều

Năm ngoái, cam bình thường mua tại vườn từ 30.0000-40.000 đồng/kg, năm nay chỉ bán được 15.000-20.000 đồng/kg. Một số vườn cam giữ được thương hiệu nên có giá bán 80.000 đồng/kg. Hiện toàn xã mới tiêu thụ được khoảng 30% sản lượng cam.

Thông Noel về Việt Nam giá chục triệu đồng/cây vẫn 'hút' khách

Những ngày cuối tháng 11, nhiều gia đình đã bắt đầu bài trí cây thông, treo các đồ trang trí rực rỡ làm cho căn nhà trở nên sinh động, ấm áp mùa Giáng sinh. Cành thông tươi nhập khẩu đang làm khuynh đảo thị trường mua sắm đồ trang trí Noel năm nay.

Cành thông tươi nhập khẩu có giá từ 250.000-90.000 đồng/kg, mua theo cây nhưng sẽ đắt hơn rất nhiều, giá dao động từ 2 triệu đến 10 triệu đồng/cây. Tuy đắt đỏ hơn so với cây thông nhập từ Trung Quốc nhưng khách hàng vẫn rất chuộng mua. Cành thông tươi Đan Mạch có hình dáng đẹp, phần lá thông hơi có màu trắng nhìn giống bị tuyết bám vào. 

Lá cẩm sấy khô giá gần triệu đồng/kg vẫn đắt hàng

Nếu trước đây, cây lá cẩm mọc đầy vườn nhà hoặc trên nương rẫy ở các tỉnh miền núi phía Bắc, mọi người thường nhổ cho nhau. Hiện nay, loại cây này được rao bán với giá gần triệu đồng/kg sấy khô nhưng khách vẫn đặt mua tới tấp.

{keywords}
Cây lá cẩm được trồng nhiều ở vườn nhà

Cây lá cẩm có 3 loại là cẩm đỏ, cẩm tím, cẩm vàng. Với người trồng cẩm lâu năm, chỉ cần nhìn hoa văn trên mặt lá hoặc nhìn hình dạng, màu sắc của lá và hoa sẽ phân biệt được màu của từng loại cẩm. Những năm gần đây, lá cẩm các màu được bà nội trợ dùng để tạo màu thực phẩm tự nhiên cho nhiều món ăn ngon và hấp dẫn, như bánh, thạch, kem, chè, xôi, thậm chí cả bánh chưng và nhiều món khác.

Giá gas giảm sâu sau 6 lần tăng liên tiếp

Từ 1/12, giá gas quay đầu giảm mạnh. Theo đó, mỗi bình gas loại 12 kg sẽ giảm 24.500 đồng, kéo theo giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng xuống còn 454.000 đồng/bình. Do giá gas trên thị trường thế giới giảm nên giá gas trong nước cũng giảm mạnh.

Giá gas tháng 12 đã giảm sau 6 tháng tăng liên tiếp. Đây là lần giảm thứ 3 trong năm 2021. Trong năm nay, giá gas đã tăng tới 9 lần. So với hồi đầu năm, giá gas hiện nay đã tăng khoảng 76.500 đồng/bình 12 kg.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

Laptop không còn khan hàng, giá giảm mạnh

Laptop không còn khan hàng, giá giảm mạnh

Tại các hệ thống bán lẻ laptop ở TP HCM, những mẫu có giá từ 11 - 12 triệu đồng xuất hiện khá nhiều, không còn tình trạng khan hiếm như trước.



Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.

Tin tặc tấn công sàn DeFi

Trước khi sàn giao dịch tài chính phi tập trung BadgerDAO kịp đóng băng nền tảng, hàng chục ví điện tử đã bị hacker rút sạch tiền.

Đêm 1/12, những kẻ tấn công đã rút tiền từ nhiều ví điện tử kết nối với sàn DeFi BadgerDAO. Theo công ty phân tích dữ liệu và bảo mật blockchain Peckshield, đơn vị tham gia điều tra, thiệt hại trong vụ trộm này gồm nhiều loại tiền mã hóa khác nhau, tổng trị giá khoảng 120 triệu USD.

Theo The Verge, cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn. Bước đầu, nhóm phát triển Badger cho rằng tin tặc đã chèn mã độc vào giao diện trang web của sàn. Khi người dùng tương tác, mã độc có thể chặn giao dịch, chuyển token của nạn nhân đến địa chỉ do kẻ tấn công lựa chọn.

San BadgerDAO bi trom 120 trieuUSD anh 1

Sàn DeFi BadgerDAO vừa bị tin tặc lấy trộm 120 triệu USD. Ảnh: Getty Images.

Do tính chất minh bạch của các giao dịch phi tập trung, những gì đã xảy ra sau đó đều được lưu lại. PeckShield tìm thấy một giao dịch chuyển 896 đồng Bitcoin vào ví của kẻ tấn công, trị giá hơn 50 triệu USD. Theo nhóm nghiên cứu, mã độc đã xuất hiện từ tháng 10 hoặc tháng 11. Khi đó, tin tặc kích hoạt nó vào những khoảng thời gian ngẫu nhiên để tránh bị phát hiện.

Các hệ thống tài chính phi tập trung (DeFi) dựa trên công nghệ blockchain cho phép chủ sở hữu tiền mã hóa thực hiện các hoạt động tài chính điển hình, chẳng hạn như cho vay và thu lãi.

BadgerDAO từng hứa hẹn mang đến sự an tâm cho người dùng, hỗ trợ các chủ ví giữ tài sản một cách an toàn và có thể rút ra bất kỳ lúc nào. Giao thức cho phép những người có Bitcoin "bắc cầu" tiền mã hóa của họ với nền tảng Ethereum thông qua token.

Sau khi phát hiện vụ việc chuyển tiền trái phép, Badger đã tạm dừng tất cả hợp đồng thông minh. Thao tác này về cơ bản là đóng băng nền tảng và khuyên người dùng từ chối tất cả các giao dịch đến địa chỉ của kẻ tấn công.

Sang tối 2/12, công ty cho biết đã giữ lại dữ liệu theo yêu cầu của các nhà điều tra, thông báo vụ việc đến cơ quan chức năng của Mỹ và Canada, đồng thời tuyên bố sẽ hợp tác đầy đủ với cuộc điều tra do bên thứ 3 thực hiện.

Song song đó, sàn DeFi này cũng tổ chức đều tra độc lập nhằm sớm tìm ra danh tính tin tặc. Badger nghi ngờ hacker đã vượt qua xác thực 2 lớp, truy cập vào tài khoản Cloudflare thông qua khóa API. Cuộc tấn công không nhằm vào lỗ hổng trong công nghệ blockchain mà lợi dụng điểm yếu trên nền tảng web 2.0.

Các hệ thống xác thực đa yếu tố (MFA) được xem là công nghệ bảo mật có tính an toàn cao, bảo vệ người dùng trước những cuộc lừa đảo. Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh mạng nhiều lần cảnh báo đã xuất hiện phương thức xâm nhập có thể đánh bại MFA.

(Theo Zing)

Những chiêu lừa đảo tiền số phổ biến tại Việt Nam

Những chiêu lừa đảo tiền số phổ biến tại Việt Nam

Nhiều loại tiền mã hóa tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực đầy rủi ro, tiềm ẩn nhiều hình thức lừa đảo.



Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.

"Chúng tôi sợ nhiều nơi còn bỏ cả dịp lễ Giáng sinh"

Khách sạn cao cấp bài trí theo tông màu và thay đổi hàng năm nên đồ cũ vứt bỏ, năm sau không dùng lại của năm trước. Nhưng Giáng sinh này, rất có thể nhiều nhà hàng, khách sạn sẽ tận dụng, lôi đồ cũ ra trang hoàng.

“Mọi kế hoạch tổ chức Giáng sinh hình như đều chậm lại. Sợ năm nay, nhiều chỗ thậm chí còn bỏ luôn dịp lễ này”, chủ cửa hàng trang trí Đông Quang (quận 5) buồn bã nhìn ra đường.

Theo chị, mọi năm, một khách sạn sẵn sàng chi trung bình từ 50-70 triệu đồng mua đồ trang trí Noel, nhưng nỗi ám ảnh mang tên SARS-CoV-2 đang khiến không khí mùa Giáng sinh 2021 nguội lạnh hơn bao giờ hết. Các chung cư, công ty, nhà hàng, khách sạn, gara ô tô thường chủ động trang hoàng sớm thì nay chưa thấy động tĩnh gì.

Cửa hàng Đông Quang nằm trên đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5), đây là con đường nổi tiếng với nhiều dãy cửa hàng chuyên bán đồ trang trí. Dẫu vậy, năm nay, không ít mặt bằng đã trả, dừng hoạt động. Những chủ cửa hàng còn sáng đèn thì hoài nghi về sức mua từ thị trường.

{keywords}
Đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5) chuyên bán mặt hàng đồ trang trí trong cảnh ảm đạm so với mọi năm (ảnh: Trần Chung)
{keywords}
Dự báo thị trường năm nay, chi tiêu cho trang trí Giáng sinh sẽ giảm mạnh (ảnh: Trần Chung)
{keywords}
Một cửa hàng dọn đồ trang trí ra rồi lại bê vào mà chưa bán được nhiều các mặt hàng (ảnh: Trần Chung)

Anh Ken - chủ cửa hàng trang trí MiMi (quận 5) - cho rằng, lượng hàng nhập phục vụ mùa Giáng sinh giảm 50% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do các tiệm sợ lấy hàng về không thể tiêu thụ được. Có thâm niên hơn 10 năm kinh doanh, anh Ken nhận định, nhà hàng, khách sạn đã phải trải qua một năm bết bát, không phá sản là may, không lý gì họ dồn tài chính, vung tiền cho hoạt động hoành tráng về mặt hình thức cuối năm.

Những năm trước, các khách sạn lớn đều có kế hoạch và ngân sách trang trí dịp cuối năm, số tiền có khi lên tới cả trăm triệu. Khách sạn bài trí theo tông màu và thay đổi hàng năm nên năm sau không dùng lại của năm trước.

Trái lại, Giáng sinh tới đây, rất có thể các nhà hàng, khách sạn này sẽ tận dụng, lôi đồ cũ ra dùng lại. Thực tế này ảnh hưởng lớn tới việc kinh doanh đồ trang trí, chủ yếu ăn theo dịp lễ Tết trong năm.

Về phía khách hàng hộ gia đình, chị Mai Thủy (quận 3) lại lo lắng mặt hàng trang trí sẽ tăng giá vào cận Giáng sinh. Do vậy, chị và gia đình đã đi mua đồ trang trí trước dịp lễ cả tháng.

Anh Hoàng Hải (quận 10) cũng đi mua cây thông Noel từ cuối tháng 11, tổng số tiền anh bỏ là 850.000 đồng thay vì khoảng 1,5 triệu như năm 2020. Theo anh, dịch Covid-19 chắc chắn khiến người dân có tâm lý tiết kiệm hơn. Không có gì lạ nếu số tiền họ bỏ ra ít hơn mọi năm.

Chủ vườn hoa kiểng Lộc Uyển (quận 7), anh Đinh Gia Thiện Sanh, cho hay, nhiều vườn đều trong tình trạng “vừa bán hàng, vừa nghe ngóng thị trường”, không dám nhập về nhiều do sợ lỗ. Thời điểm này năm ngoái, vườn có khoảng 300-400 cây để bán, còn giờ chỉ có tầm 20 cây, bán hết mới lấy tiếp.

Dẫu vậy, chủ vườn khẳng định, lễ Giáng sinh là một trong những lễ chính trong năm, mang tính truyền thống đối với nhiều gia đình nên họ không thể bỏ qua việc trang trí nhà cửa. Khác với mọi năm, khách hàng sẽ thu hẹp các khoản chi cho việc này, thay vì mua cây to sẽ mua cây với kích thước bé hơn.

Nắm bắt tâm lý, các nhà vườn cũng chủ động nhập về các cây thông, cây tùng mini vừa túi tiền “thượng đế”. Đồng thời, người bán tặng thêm các linh kiện trang trí đi kèm như hình ông già Noel, bông tuyết, dây đèn nháy,... Mức giá dao động từ 250.000-500.000 đồng/cây nhỏ, cây to hơn từ 600.000-1.000.000 đồng.

Đặc biệt, dịp Noel 2021, các nhà vườn đẩy mạnh chạy quảng cáo và bán hàng trên các kênh online. Trong khi khách mua trực tiếp còn thưa thớt thì lượng khách đặt hàng qua facebook, website lại ổn định hơn.

Trần Chung

Sài Gòn cuộc đua sale vô đối, giảm giá sâu chưa từng có

Sài Gòn cuộc đua sale vô đối, giảm giá sâu chưa từng có

Mức sale không còn chỉ là 10% hay 20% mà lên tới 70% thậm chí gần 90%, số tiền giảm giá đã quá cả tiền bán sản phẩm. Dịp Black Friday 2021 có thể gọi là một cuộc đua sale.



Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.

Làn sóng tháo chạy khỏi chung cư

Hàng loạt đơn vị rời bỏ chung cư, để lại những dãy nhà kinh doanh tầng 1 tan hoang, tối om khi thành phố lên đèn.

Chưa hết hạn hợp đồng thuê mặt bằng trong tháng 11, cửa hàng tiện ích đã đóng cửa chuyển đi sau gần 5 năm kinh doanh tại kios tầng 1 chung cư ở Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội). Do ảnh hưởng của dịch và tái cơ cấu lại các địa điểm kinh doanh không có lãi, cửa hàng này buộc phải đóng cửa.

Người dân trong khu chung cư cảm thấy tiếc khi không còn cửa hàng tiện ích dưới chân tòa nhà. Còn quản lý cửa hàng cũng như nhân viên ở đây cũng buồn khi nói lời tạm biệt sau nhiều năm quen mặt cư dân.

Trước cửa hàng tiện ích này, một phòng khám với diện tích thuê lên tới hàng trăm mét vuông sàn cùng tại chung cư này cũng đã đóng cửa. Một đơn vị kinh doanh cà phê cũng đang có kế hoạch rời đi nếu không đàm phán được giá thuê mặt bằng trong những tháng tiếp theo.

{keywords}
Nhiều cửa hàng đóng cửa rời bỏ chung cư (Ảnh:D.Anh)

Tương tự, tại một chung cư ngay đó, những dãy kinh doanh từng quảng cáo sầm uất nào là “gà đẻ trứng vàng, thu tiền hàng tháng” nay cũng đang im lìm. Nhìn vào cửa kính các kios này, những bộ bàn ghế gẫy, vật liệu xây dựng, rác thải còn sót lại ngổn ngang. Thậm chí, một số cửa hàng rời đi mà không khóa cửa. Những dãy nhà im lìm khiến người đi lại vào buổi tối cảm giác lạnh người.

Chị Thu Thủy, một cư dân sống tại Linh Đàm, cho hay: “Cách đây một năm thôi, các hàng quán sáng đèn nhộn nhịp, giờ đóng cửa lạnh tanh. Mỗi lần đi qua buổi tối mới thấy cảnh ảm đạm”.

Khu vực Linh Đàm từng được đánh giá là địa điểm kinh doanh sầm uất với số lượng cư dân lớn. Với những cửa hàng kinh doanh bán lẻ, đây là khu vực đầy tiềm năng. Cũng chính vì sự kỳ vọng này mà giá mặt bằng cho thuê bị đảy lên khá cao, khiến các chủ cửa hàng kinh doanh gặp áp lực lớn về chi phí. Họ sẵn sàng rời đi ngay lập tức khi sức mua giảm.

Khảo sát tại các chung cư vùng ven, tình trạng cửa đóng then cài diễn ra tương tự. Các dãy nhà kinh doanh tầng 1 chung cư bị ảnh hưởng của dịch đã đua nhau đóng cửa. Thậm chí, có chung cư cả dãy không có một cửa hàng nào hoạt động.

Bà Thắm, một cư dân ở Trung Văn, Nam Từ Liêm, nói rằng: “Mình mua chung cư ở đây vì tiện lợi cái gì thiếu xuống nhà là có. Nay họ rời đi hết, những người già như tôi lại phải đi xa hơn mới mua được mớ rau, miếng thịt. Không biết hết dịch họ có trở lại không chứ tầng 1 mà vắng thì buồn quá”.

{keywords}
La liệt chung cư treo biển cho thuê tầng 1 (Ảnh:D.A)
{keywords}
Dãy kinh doanh từng một thời sầm uất nay vắng vẻ im lìm (Ảnh:DA)
{keywords}
Nhiều dãy kinh doanh tầng 1 chung cư đang trống (Ảnh:D.A)

Không chỉ vùng ven mà các khu vực trung tâm, các chung cư cũng đang trống mặt bằng tầng một. Tại một dự án ở đường Trường Chinh, hơn một nửa tầng một của chung cư đang treo biển cho thuê. Trước đó, chung cư này là địa điểm thu hút được nhiều thương hiệu lớn như cà phê, chuỗi ăn nhanh, thời trang.

Tình cảnh càng khó hơn đối với các chung cư mới đi vào hoạt động. Các dãy kinh doanh tầng 1 bỏ không, treo biển cho thuê cả năm vẫn không có khách. Chị Đỗ Hà (chuyên kinh doanh thực phẩm sạch), nhận xét, các đơn vị kinh doanh đang gặp khó khăn rất lớn. Các khu vực chung cư dù đông dân nhưng sức mua vẫn rất thấp. Trong khi đó, chi phí mặt bằng lớn nên họ sẽ phải cân nhắc khi kinh doanh tại đây.

Việc các cửa hàng kinh doanh rời đi tại các khu chung cư đang gây áp lực lớn cho chủ nhà. Tùy từng vị trí, cơ sở vật chất mà mức giá cho thuê giảm từ 20-30%, thậm chí giảm sâu đến 50%. Bên cạnh đó, các hình thức hỗ trợ khách hàng khác như giảm giá thuê cả năm, cam kết không tăng giá trong thời gian dài, đóng tiền theo tháng... để giảm áp lực cho khách cũng được áp dụng nhưng vẫn không dễ cho thuê.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc các cửa hàng đông đúc sáng đèn như trước khi dịch tại các chung cư sẽ còn phải một thời gian dài. Người dân cũng cần thích nghi với cuộc sống những chung cư thiếu tiện ích.

Duy Anh

'Bỏ của chạy lấy người', phòng gym trăm tỷ cho không cũng chẳng đắt

'Bỏ của chạy lấy người', phòng gym trăm tỷ cho không cũng chẳng đắt

Số lượng các phòng tập gym đóng cửa ngày càng nhiều. Thậm chí, nhiều phòng tập phải “bỏ của chạy lấy người”, biếu không hoặc sang nhượng với giá 0 đồng.



Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.

Giá vàng hôm nay 6/12: Giá vàng trong nước chưa có dấu hiệu giảm

Giá vàng trong nước bật tăng vào cuối tuần lên mức 61 triệu đồng/lượng, trong bối cảnh vàng thế giới có nhiều biến động.

Giá vàng trong nước

Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/12, giá vàng miếng 9999 trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji ở mức 60,25 triệu đồng/lượng (mua vào) và 60,95 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội và 60,3 triệu đồng/lượng (mua vào) và 60,9 triệu đồng/lượng (bán ra) tại TP.HCM.

Giá vàng tại SJC niêm yết ở mức 60,2 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,07 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Còn tại TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 60,2 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,05 triệu đồng/lượng (bán ra).

Với việc bật tăng trong phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng ghi nhận tăng 300 nghìn đồng/lượng trong tuần này.

gia-vang-hom-nay-6-12-2021-vang-trong-nuoc-tang
Giá vàng hôm nay 

Giá vàng quốc tế

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt tại Mỹ giảm 8 USD xuống 1.774 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 1/2022 trên sàn Comex New York tăng hơn 11 USD lên 1.773 USD/ounce.

Với mức giá ở thời điểm hiện tại, giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước khoảng hơn 11,2 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng giảm nhẹ trong cả tuần qua cho dù tăng trong phiên 3/12, sau báo cáo cho thấy tăng trưởng việc làm tại Mỹ thấp hơn dự kiến.

Báo cáo ngày 3/12 của Bộ Lao động Mỹ cho biết, số việc làm mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 11 vừa qua đã tăng thêm 210.000 việc, sau khi đạt con số 531.000 trong tháng 10. Trong khi đó, các nhà kinh tế tham gia thăm dò của hãng tin Reuters (Anh) dự báo rằng số việc làm mà nền kinh tế lớn nhất thế giới tạo thêm trong tháng 11 sẽ vào khoảng 550.000 việc.

Một số nhà kinh tế cho rằng mặc dù dữ liệu việc làm tháng 11 gây thất vọng, nhưng không đủ để ngăn cản Fed đẩy nhanh tốc độ giảm mua trái phiếu hàng tháng.

Adam Button, chiến lược gia tiền tệ của Forexlive.com, nói rằng ông cũng lạc quan về giá vàng khi những lo ngại số ca nhiễm Covid-19 mới tiếp tục gia tăng. Ông nói thêm rằng virus Omicron mới có nghĩa là tăng trưởng kinh tế sẽ yếu đi và chính sách tiền tệ sẽ được nới lỏng hơn.

Trong một báo cáo nhanh cuối tuần, nhà kinh tế Joseph Briggs cho biết Goldman Sachs dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng 3,8% trong năm nay, giảm từ mức 4,2% trong dự báo trước đó. Các nhà phân tích của Goldman Sachs cũng giảm dự báo tăng trưởng năm 2022 xuống 2,9%, từ mức 3,3%.

Dự báo giá vàng

Theo khảo sát của Kitco News, trên phố Wall có 14 nhà phân tích tham gia dự báo. Trong đó, 4 người, tương đương 27%, dự đoán giá vàng tăng. Trong khi đó tỷ lệ người dự báo giá giảm và tỷ lệ người dự đoán giá đi ngang bằng nhau, mỗi kịch bản có 5 người dự đoán, tương đương 36%.

Còn theo kết quả thăm dò của Main Street, 50 người tham gia khảo sát, tương đương 51%, nhận định giá vàng sẽ tăng trong tuần tới (thấp hơn mức 67% dự báo tăng trong cuộc khảo sát tuần trước, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã bị giảm sút), 319 người khác (tương đương 32%) dự báo sẽ giảm và 164 người (13%) có ý kiến trung lập.

Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa của Ngân hàng Saxo, cho biết rất khó để có thể tăng giá vàng khi các đợt phục hồi đang gặp phải áp lực bán mới. Diễn biến không ấn tượng của giá vàng tiếp tục diễn ra trong suốt một tuần qua mặc dù lo ngại về virus Omicron khiến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm và USD cũng yếu đi, ít nhất là vào lúc này. Mốc giá hỗ trợ mà ông đang theo dõi xem vàng có giữ được hay không trong thời gian tới là 1.760 USD/ounce.

Sugandha Sachdeva, Phó chủ tịch Bộ phận Nghiên cứu hàng hóa và tiền tệ tại Religare cho rằng, dù nhiều người đang đặt cược vào khả năng Fed sẽ sớm thắt chặt chính sách tiền tệ và đồng USD mạnh lên sẽ làm vàng mất giá, song lạm phát có khả năng tiếp tục tăng cao vào năm 2022 và điều đó sẽ hỗ trợ vàng trong trung hạn.

Bảo Anh

Vàng lấp lánh 61 triệu/lượng, chứng khoán tụt sâu, Bitcoin xuống đáy

Vàng lấp lánh 61 triệu/lượng, chứng khoán tụt sâu, Bitcoin xuống đáy

Trong khi chứng khoán có một phiên thứ sáu đen tối và Bitcoin lao dốc mạnh thì giá vàng trong nước vọt lên mức 61 triệu đồng/lượng.  



Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.

Tỷ giá USD, Euro ngày 6/12: Mỹ thắt chặt, USD tăng giá

Đồng USD tăng giá do lo ngại lạm phát gia tăng có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đẩy nhanh tốc độ thắt chặt tiền tệ kể kiềm chế lạm phát.

Trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,06% lên mức 96,15.

Báo cáo ngày 3/12 của Bộ Lao động Mỹ cho biết, số việc làm mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 11 vừa qua đã tăng thêm 210.000 việc, sau khi đạt con số 531.000 trong tháng 10. Trong khi đó, các nhà kinh tế tham gia thăm dò của hãng tin Reuters (Anh) dự báo rằng số việc làm mà nền kinh tế lớn nhất thế giới tạo thêm trong tháng 11 sẽ vào khoảng 550.000 việc.

Các ước tính khác cũng dao động từ mức thấp nhất là 306.000 việc làm đến cao nhất là 800.000 việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4,6% xuống 4,2%, mức thấp mới trong giai đoạn đại dịch.

ty-gia-ngoai-te-hom-nay-6-12-2021-usd-tang-gia
Tỷ giá ngoại tệ ngày 

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo, biến thể Omicron có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về chuỗi cung ứng hiện nay và làm tăng lạm phát, song cũng có thể làm giảm nhu cầu và khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhờ đó nởi lỏng phần nào sức ép lạm phát. 

Sự xuất hiện của Omicron đã làm chao đảo thị trường tài chính và khiến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ siết chặt hoạt động đi lại. Mỹ đã ghi nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể này trong cộng đồng.

Bà Yellen - người từng giữ chức Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) từ năm 2014-2016 - khẳng định gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD mà chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra đầu năm nay không phải yếu tố chính khiến giá tiêu dùng tăng.

Theo Chủ tịch phụ trách các thị trường thế giới tại ngân hàng TIAA Bank (Mỹ) Chris Gaffney, tăng trưởng việc làm và lương chậm hơn sẽ hỗ trợ quan điểm của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell rằng cần thêm số liệu trước khi thực hiện một chính sách tăng lãi suất quyết liệt hơn.

Ngày 3/12, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.127 đồng. Tỷ giá USD tham khảo tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 22.650 đồng - 23.771 đồng. Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 25.388 đồng - 26.958 đồng.

Đông Sơn



Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.

5 tháng 12, 2021

Ethereum đang đe dọa ngôi vua của Bitcoin

Đồng tiền số Ethereum (còn gọi là Ether, Eth) đang nổi lên là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với Bitcoin, đe dọa ngôi vua của Bitcoin.

Ethereum được tung ra thị trường vào năm 2013 với mục đích dùng để giao dịch cho một mạng nội bộ cùng tên. Cũng giống như Bitcoin, Ethereum hoạt động trên nền tảng công nghệ Blockchain.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa Ethereum và Bitcoin là mục đích sử dụng và công nghệ cốt lõi của chúng. Ethereum được tạo ra với mục tiêu là trở thành một nền tảng dành cho việc phát triển hợp đồng thông minh. Đồng Ethereum lúc này có vai trò là phương tiện thanh toán chi phí khi hoạt động của mạng lưới. Còn Bitcoin được sinh ra với mục đích duy nhất là trở thành phương tiện thanh toán và là nơi lưu trữ giá trị.

Sự khác nhau giữa 2 đồng tiền điện tử này còn thể hiện ở tổng cung. Trong khi nguồn cung của Bitcoin bị giới hạn ở mức 21 triệu đồng thì nguồn cung của Ethereum là vô hạn.

{keywords}
Đồng Ethereum đang đe dọa ngôi vua của Bitcoin

Nhóm sáng lập Ethereum đang có kế hoạch thay đổi thuật toán PoW sang thuật toán PoS nhằm giúp mạng Ethereum vận hành ít hao tốn năng lượng hơn và cải thiện tốc độ giao dịch. Đây được xem như một giải pháp thay thế cho cơ chế PoW trước đó của Bitcoin và sẽ tăng khả năng cạnh tranh với các đồng token kỹ thuật số mới nổi.

Dù Bitcoin và Ethereum - 2 đồng tiền mã hóa hàng đầu thế giới - đều có những cải tiến về kỹ thuật nhưng đồng Ethereum dường như đang có lợi thế cạnh tranh hơn, đe dọa ngôi vua của Bitcoin. Nếu Bitcoin được coi như vàng kỹ thuật số thì Ethereum lại được đánh giá cao hơn về tiềm năng phát triển nhờ sở hữu nền tảng hợp đồng thông minh.

Ethereum hiện là đồng tiền kỹ thuật số có tổng giá trị vốn hóa cao thứ 2 thế giới, chỉ sau Bitcoin. Thời gian gần đây, Ethereum là đồng tiền số thu hút sự chú ý lớn nhất từ cộng đồng công nghệ.

Giá Ethereum đã tăng nhanh và tăng liên tục từ đầu tháng 4 đến nay. Từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5, cứ mỗi tuần Ethereum lại thiết lập nên một đỉnh giá mới. Tính từ đầu năm đến giữa tháng 5, Ethereum tăng giá khoảng 470%.

Theo dữ liệu của CoinMarketCap, tối ngày 2/11, Ethereum đã thiết lập mức giá cao nhất mọi thời đại ở mốc 4.501 USD/đồng (tương đương 1 Ethereum giá hơn 100 triệu đồng). Đà tăng trưởng mạnh đã đẩy giá trị vốn hóa của Ethereum vượt qua con số 530 tỷ USD.

Sau khi lập đỉnh, giá Ethereum đã quay đầu đi xuống. Sáng qua, đồng Ethereum cũng giảm giá mạnh theo đà của Bitcoin. Nhưng đến sáng nay (5/12), bất chấp thị trường mã hóa đỏ lửa, Ethereum vẫn tăng giá mạnh.

Theo dữ liệu của CoinDesk vào lúc 15h50' ngày 5/12, đồng Ethereum được giao dịch ở mức 4.214,08 USD, tăng 6,48% so với ngày hôm qua. Trong 24 giờ gần nhất, giá Ethereum thời điểm cao nhất đạt 4.236,72 USD, thấp nhất ở mức 3.833,51 USD.

{keywords}
Giá Ethereum ngày 5/12 tăng mạnh

Với đỉnh giá mới vừa được thiết lập, giá Ethereum đã tăng gấp 5 lần so với mức giá 800 USD ở thời điểm đầu năm 2021. Cách đây 1 năm rưỡi, giá Ethereum vẫn dao động quanh mức 200 USD. Như vậy, chỉ qua 1 năm rưỡi, giá Ethereum đã tăng gấp 20 lần.

Tổng giá trị vốn hóa của Ethereum hiện chiếm khoảng 20% thị trường tiền ảo và đã vượt hơn một nửa giá trị vốn hóa của Bitcoin. Theo Coingecko, vốn hóa của thị trường Ethereum vào chiều 5/12 ghi nhận ở mức hơn 499 tỷ USD, trong khi vốn hóa của Bitcoin là 934 tỷ USD.

Vốn hóa của thị trường Ethereum hiện chiếm khoảng gần 20% tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa và vượt xa các đồng tiền mã hóa còn lại.

Trước đây, giá của đồng Ethereum thường phụ thuộc vào sự tăng, giảm giá của Bitcoin. Song gần đây, Ethereum đang cho thấy xu hướng thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Bitcoin khi nhiều phiên dù Bitcoin giảm giá mạnh nhưng Ethereum vẫn tăng giá.

Theo giới chuyên gia, động lực chính cho sự tăng giá mạnh mẽ của Ethereum là sự quan tâm của các tổ chức đầu tư và các công ty lớn Phố Wall.

Hiện có rất nhiều dự đoán lạc quan về tương lai của Ethereum. Hồi cuối tháng 4, Công ty nghiên cứu đầu tư FundStrat nhận định giá Ethereum sẽ tăng lên 10.000 USD trong năm nay.

Cũng trong tháng 4, ngân hàng đầu tư đa quốc gia JP Morgan Chase từng đưa ra dự báo về việc xu hướng vượt trội của Ethereum so với Bitcoin sẽ tiếp tục.

Mới đây, ông Alex Mashinsky, Giám đốc điều hành của công ty môi giới tiền ảo Celsius Network, cho hay, đồng Ethereum đang tiến nhanh hơn. Nguồn cung của Ethereum đang bị thu hẹp nhanh hơn so với tiền số Bitcoin.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều chuyên gia cũng khuyên các nhà đầu tư nên cân nhắc khi bỏ tiền vào các loại tài sản kỹ thuật số như Ethereum. Tiền kỹ thuật số hiện vẫn là một kênh đầu tư đầy mạo hiểm.

Anh Tuấn

Cậu bé 14 tuổi kiếm 32.000 USD/tháng nhờ khai thác Ethereum

Cậu bé 14 tuổi kiếm 32.000 USD/tháng nhờ khai thác Ethereum

Với một chiếc máy chơi game cũ, số tiền mà cậu bé Ishaan cùng em gái kiếm được trong tháng đầu tiên khai thác Ethereum là 1.000 USD, và chưa đầy nửa năm sau đã tăng lên hơn 30 lần.



Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.

Vietravel Airlines bay trở lại

Sau hơn 3 tháng ngừng bay, từ 6/12, hãng hàng không nội địa cuối cùng của Việt Nam là Vietravel Airlines sẽ cất cánh trở lại, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong giai đoạn cuối năm và cao điểm Tết.

Vietravel Airlines cho biết sẽ chính thức khôi phục mạng đường bay nội địa và mở bán vé từ 9h sáng mai (6/12). 

Theo phân bổ của Cục Hàng không Việt Nam và kế hoạch triển khai các đường bay nội địa được Bộ GTVT thông qua, trong giai đoạn từ 1/12 đến hết 31/12, Vietravel Airlines khôi phục và mở bán vé mạng đường bay nội địa của hãng, đồng thời tăng dần tần suất để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao giai đoạn cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán 2022. 

Hãng tập trung khôi phục và tăng tần suất các đường bay khứ hồi giữa Hà Nội - TP.HCM và các điểm đến du lịch lớn, bao gồm: Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hoà), Phú Quốc (Kiên Giang), Quy Nhơn (Bình Định).

Theo kế hoạch khôi phục các đường bay nội địa, từ 1/12, Vietravel Airlines được phép khai thác 1 chuyến bay khứ hồi chặng Hà Nội - TP.HCM.

{keywords}
 Nhân dịp bay trở lại, Vietravel Airlines tung ra nhiều chương trình giảm giá thu hút khách

Trong khi đó, các hãng bay khác đều được phép tăng tần suất bay nội địa. Cụ thể, Vietjet tăng tần suất các chặng Hà Nội - TP HCM/Đà Nẵng lên 6 chuyến khứ hồi mỗi ngày. Bamboo Airways cũng tăng tần suất bay chặng Hà Nội - TP.HCM lên 3-4 chuyến khứ hồi mỗi ngày, từ 15/12 dự kiến tăng lên 4-5 chuyến khứ hồi.

Lý do khiến Vietravel Airlines là hãng hàng không nội địa bay cuối cùng, sau hơn 3 tháng tạm ngưng do dịch bệnh Covid-19, là bởi nhu cầu đi lại của người dân mới tập trung chủ yếu vào đường bay trục, đặc biệt là các đường bay kết nối TP.HCM và các địa phương phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, nhưng tần suất vẫn đang hạn chế, chưa có cơ hội để Vietravel Airlines tham gia khai thác thị trường nội địa.

Theo Cục Hàng không, từ 21/10-18/11, 4 hãng hàng không Việt Nam đã tổ chức khai thác 44 đường bay nội địa, với 2.207 chuyến bay khứ hồi. Tổng lượng khách vận chuyển đạt 446.805 hành khách, hệ số sử dụng ghế trung bình 54,4%.

Trong đó, Hà Nội - TP.HCM (HAN-SGN) là đường bay có hệ số sử dụng ghế trung bình cao nhất khi liên tục đạt trên 90%; tiếp theo là Hà Nội - Đà Nẵng/Phú Quốc, TP.HCM - Phú Quốc/Đà Nẵng/Nghệ An/Thanh Hóa với hệ số sử dụng ghế trung bình từng đường bay từ 65-75% tùy theo ngày.

Ngọc Hà

Đường bay Hà Nội - TP.HCM bán vé giá cao gây bức xúc

Đường bay Hà Nội - TP.HCM bán vé giá cao gây bức xúc

Tần suất đường bay trục Hà Nội - TP.HCM hạn chế nên các hãng hàng không tập trung vào dải giá cao, hạn chế cơ hội để hãng hàng không đưa ra các mức giá khuyến mại, gây bức xúc về giá vé đối với hành khách



Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.

Vọt lên 61 triệu đồng/lượng, vàng lấp lánh hơn chứng khoán, Bitcoin

Trong khi chứng khoán có một phiên thứ sáu đen tối và Bitcoin lao dốc mạnh thì giá vàng trong nước vọt lên mức 61 triệu đồng/lượng.

Lên mức 61 triệu đồng/lượng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/12, giá vàng miếng 9999 trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji ở mức 60,2 triệu đồng/lượng (mua vào) và 60,9 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội và 60,4 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61 triệu đồng/lượng (bán ra) tại TP.HCM.

Giá vàng tại SJC niêm yết ở mức 60,4 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,22 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Còn tại TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 60,4 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,2 triệu đồng/lượng (bán ra).

{keywords}
Biểu đồ giá vàng trong nước

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ ở mức 1.782 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 1/2022 trên sàn Comex New York tăng hơn 11 USD lên 1.783 USD/ounce.

Giá vàng đã biến động trong biên độ rộng suốt năm 2021, khởi đầu năm ở mức khoảng 1.960 USD/ounce và hiện giao dịch quanh 1.750 USD/ounce. Rủi ro ngắn hạn đã đẩy giá vàng xuống thủng mốc 1.755 USD trong gần đây.

Kênh sinh lời 

Theo dữ liệu của CoinMarketCap, ngày 4/12, giá Bitcoin bất ngờ giảm mạnh xuống ngưỡng 52.000 USD/đồng. Tính đến 11h, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới được giao dịch quanh mức 52.100 USD/đồng, sụt giảm 7,49% so với 24 giờ trước đó.

Giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin tụt xuống 989 tỷ USD, chính thức mất mốc 1.000 tỷ USD. Theo dữ liệu của CoinMarketCap, so với mức đỉnh 68.789 USD/đồng (được thiết lập hôm 10/11), giá Bitcoin đã giảm tới 23,86%.

Theo thống kê của Coinglass, có đến nửa tỷ USD bị thanh lý trong 4 giờ gần nhất, với gần một nửa là các lệnh giao dịch Bitcoin. Có đến gần 82% các lệnh bị thanh lý là lệnh long, tập trung trên các sàn OKEx và Binance.

{keywords}
Biểu đồ giá vàng quốc tế

Còn trên thị trường chứng khoán, thị trường lao dốc mạnh trong phiên cuối tuần 3/12. Chỉ số VN-Index chính thức lùi về mốc 1.443 điểm, tương đương giảm gần 39 điểm trong ngày và giảm hơn 57 điểm sau hơn một tuần lập đỉnh 1.500.

Theo thống kê từ HOSE, tại mức điểm 1.443,32, vốn hóa sàn HOSE đạt hơn 5,62 triệu tỷ đồng, giảm khoảng 150.661 tỷ đồng (6,6 tỷ USD) so với phiên trước.

Trong ngắn hạn, vàng được đa số chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục giảm. Mặt hàng kim loại quý vẫn sẽ gặp khó khăn khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, về dài hạn vàng được dự báo sẽ tăng trở lại và có thể kiểm tra lại mốc 1.900 USD/ounce trong thời gian tới.

Các chuyên gia ước tính giá vàng đạt trung bình 1.875 USD/ounce trong quý đầu tiên của năm tới, 1.824 USD/ounce trong quý II, 1.800 USD trong quý III và 1.750 USD trong quý IV.

Đại diện Goehring & Associates Rozencwajg cho rằng, lạm phát sẽ cao trong thời gian tới và vàng sẽ bước vào một đợt tăng mạnh. Goehring chia sẻ với hãng tin Kitco News rằng lạm phát Mỹ năm sau có thể đã được đẩy lên 9% và thậm chí là tồi tệ hơn nhiều. Đây là lý do mà vàng sẽ bước vào một đợt tăng như tên lửa.

Bảo Anh

Bitcoin giảm sốc 12.000 USD, thị trường "đỏ máu"

Bitcoin giảm sốc 12.000 USD, thị trường "đỏ máu"

Những diễn biến giá bất ngờ của Bitcoin chỉ trong ít giờ qua đã khiến không ít nhà đầu tư cảm thấy bất an, lo lắng.   



Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.