10 tháng 10, 2021

Hạt mít người Việt bỏ đi, bán 200.000 đồng/kg tại Nhật

Hạt mít, thứ hạt gắn với cả bầu trời tuổi thơ của thế hệ 8X, 9X đời đầu, mỗi mùa mít đến sẽ có 1 rổ hạt mít luộc. Những tưởng giờ chả mấy ai ăn nữa thì nơi này lại gom bán 200.000 đồng/kg.

Hạt mít là một món ăn vặt phổ biến của trẻ em thời xưa. Loại hạt này có thể được dùng để luộc, rang, ăn khá ngon và bùi. 

Ngày nay, các đồ ăn vặt với hương vị khác nhau xuất hiện trên thị trường đã khiến hạt mít – món ăn vặt thuở xưa chìm dần vào quên lãng. Mọi người thường vứt hạt đi sau khi ăn mít.

Thế nhưng, ở Nhật, loại hạt này lại thuộc hàng những sản phẩm có giá đắt đỏ. Hạt mít có giá lên đến 200.000 đồng/kg. Chúng được người Nhật đóng gói trong bao bì rất cẩn thận và bày bán trong nhiều siêu thị tại đây. Đây quả là một con số bất ngờ đối với mặt hàng này.

Làm giàu không khó: Gom hạt mít bán 200.000 đồng/kg - Ảnh 1.

Vốn là loại hạt không được ưa chuộng trong thời đại ngày nay, hạt mít ở bên Nhật lại có giá lên đến 200.000 đồng/kg.

Sở dĩ ở nước ngoài hạt mít có giá trị cao không chỉ vì giá xuất khẩu sang Nhật đắt đỏ mà người Nhật nhận ra những giá trị dinh dưỡng quý báu của hạt mít.

Hạt mít chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như tinh bột, protein, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Hạt mít cũng cung cấp chất xơ và kháng tinh bột. Đây là hai chất không được cơ thể tiêu hóa nhưng lại giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột. Hơn nữa, chất xơ và kháng tinh bột còn giúp kiểm soát cơn đói, giảm lượng đường trong máu, cải thiện tiêu hóa và tăng độ nhạy insulin.

Một số nghiên cứu còn cho thấy hạt mít có thể có một số đặc tính chống ung thư. Điều này có thể là do hạt mít chứa các hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa. Một nghiên cứu ống nghiệm gần đây cho thấy chiết xuất hạt mít làm giảm 61% sự hình thành các tế bào ung thư trong mạch máu.

Hạt mít rất giàu các chất chống oxy hóa như flavonoid, saponin và phenolic. Nghiên cứu chỉ ra rằng các hợp chất này có thể giúp chống viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch và thậm chí chữa lành các tổn thương trong ADN.

Không chỉ hột mít mà quả mít, cây mít cũng được nhiều người trên thế giới rất coi trọng, xem như những sản phẩm rất giá trị.

Làm giàu không khó: Gom hạt mít bán 200.000 đồng/kg - Ảnh 3.

Mít bên Nhật 1,5 triệu đồng/quả.

Nếu như ở Việt Nam, mít được bày bán tràn lan ở vỉa hè, chợ cóc với giá rẻ mạt, chỉ vài chục nghìn một kg thì ở nước ngoài, sau khi được đóng gói, dán tem phiếu, chúng được bán với mức giá khó tưởng tượng. Một quả mít có thể có giá 1,5 triệu đồng, đắt gấp hơn chục lần so với ở Việt Nam mà vẫn không có để mua.

Mít được thế giới coi là một loại siêu thực phẩm. Một số tờ báo nổi tiếng trên thế giới đã đăng những thông tin bất ngờ về tác dụng quả mít. Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng cho rằng, khi biến đổi khí hậu làm cho tương lai ngành thực phẩm trở nên bất ổn, nhất là những nơi nghèo đói, thì mít chính là "vị cứu tinh". Nó có thể thay thế thịt, giúp "lấp đầy dạ dày" mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

Không chỉ là một loại quả "thần kỳ", các bộ phận của mít bao gồm thân cây, lá đều có những tác dụng nhất định. Lá mít có thể sử dụng làm thức ăn cho dê, gia súc, đồng thời chữa sốt, nhọt và các bệnh ngoài da. Vỏ cây mít cũng được dùng để điều chế thuốc nhuộm màu da cam thường thấy trên áo của các nhà sư.

Làm giàu không khó: Gom hạt mít bán 200.000 đồng/kg - Ảnh 4.

Ở Việt Nam, mít được bày bán tràn lan ở vỉa hè, chợ cóc với giá rẻ.

Có nhiều tác dụng là thế nhưng nhiều người Việt khá thờ ơ với mít vì đa phần nghĩ mít chỉ là loại quả ăn vặt. Hơn nữa, dân gian quan niệm ăn quá nhiều mít có thể làm cơ thể bị nóng và nổi mụn nhọt. Nhiều người dân Việt đắn đo, cân nhắc với mít còn bởi tình trạng ngâm tẩm hóa chất để ép chín mít vẫn âm thầm diễn ra.

(Theo Gia Đình và Xã Hội)

Đồ bỏ đi ở Việt Nam bất ngờ 'đắt như vàng' ở nước ngoài

Đồ bỏ đi ở Việt Nam bất ngờ 'đắt như vàng' ở nước ngoài

Có những thứ ở Việt Nam không có giá trị, người dân còn bỏ đi, nhưng lại bất ngờ xuất hiện ở nước ngoài với giá "siêu đắt đỏ".



Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét