Giá vàng trong nước sau khi chinh phục đỉnh 58 triệu đồng/lượng trong tuần đã quay đầu giảm, theo biến động của giá vàng thế giới.
Giá vàng trong nước
Kết thúc phiên giao dịch 16/10, giá vàng miếng 9999 trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji ở mức 57 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,7 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng 9999 tại SJC niêm yết ở mức 57,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,82 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Còn tại TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 56,95 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,67 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tuần qua, vàng trong nước đã vượt mốc 58 triệu đồng/lượng. Sau ba phiên giữ giá 58 triệu, giá vàng SJC đã tuột khỏi mốc này. Vàng SJC đã giảm giá mất 300 nghìn đồng/lượng trên thị trường tự do. Vàng SJC tại Doji đã giảm giá 100 nghìn đồng/lượng so với giá mở cửa tuần.
Biểu đồ giá vàng tuần qua của Doji |
Giá vàng quốc tế
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ tăng 3,3 USD lên 1.796,1 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 11 trên sàn Comex New giảm chưa đến 1 USD xuống 1.796,4 USD/ounce.
Giá vàng trên thị trường quốc tế tăng mạnh bất chấp đồng USD tăng vọt. Giới đầu tư lo ngại lạm phát tăng cao trong bối cảnh giá năng lượng tăng dữ dội trong những phiên gần đây.
Áp lực mới nhất đối với các nguồn cung năng lượng là việc giá than đá tăng vọt ở Trung Quốc khi mà nhiều vùng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Chi phí giá điện cao cũng đã ảnh hưởng tới giá mặt hàng kim loại. Giá nhôm tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2008.
Lạm phát gia tăng, một phần do giá năng lượng ngày càng tăng, cũng đang khiến thị trường bất ổn. Các báo cáo lạm phát của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào sáng thứ Tư và thứ Năm và sẽ được xem xét kỹ lưỡng.
Giá vàng trong nước giảm |
Vàng quay đầu giảm sau khi dữ liệu lạm phát tháng 9 được công bố, tăng cao hơn một chút so với kỳ vọng của thị trường. Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng của nước này tăng 0,4% trong tháng 9 sau khi tăng 0,3% trong tháng 8, cao hơn so với mức dự báo 0,3%.
So với cùng kỳ, lạm phát của nước Mỹ đã tăng 5,4%, cao hơn so với mức dự báo 5,3%. Lạm phát cơ bản, bao gồm các chi phí thực phẩm và năng lượng tăng 0,2% trong tháng 9, đúng như kỳ vọng.
Triển vọng đối với nhóm các nước đang phát triển có thu nhập thấp đã xấu đi đáng kể do đại dịch ngày càng tồi tệ. Việc hạ mức kì vọng tăng trưởng kinh tế cũng phản ánh triển vọng khó khăn hơn trong ngắn hạn đối với nhóm các nền kinh tế tiên tiến, một phần do gián đoạn nguồn cung.
Biểu đồ giá vàng thế giới |
Dự báo giá vàng
Vàng được coi là “nơi trú ẩn an toàn” trong thời kỳ lạm phát, song việc rút lại các chương trình kích thích kinh tế và tăng lãi suất sẽ đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ lên cao, làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.
Phillip Streible, chiến lược gia tại công ty dịch vụ tài chính Blue Line Futures có trụ sở tại Chicago (Mỹ), cho rằng vàng có thể nhận được hỗ trợ khi một số người lo ngại về tình trạng lạm phát vào thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, giá kim loại quý này đã đảo chiều tăng trong các phiên giao dịch liền sau đó, khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho cả năm 2021 và 2022, khiến giới đầu tư có tâm lý tìm về những tài sản an toàn như vàng.
Niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường vẫn khá mong manh trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn cầu đã làm dấy lên lo ngại rằng giá cả tăng có thể làm chậm tăng trưởng.
Các chỉ báo theo phân tích kỹ thuật cho thấy sự giao nhau trong xu hướng tăng. Theo đó, vàng sẽ củng cố tích lũy chặt trong biên giá hiện tại trước khi bứt phá theo một trong hai hướng.
Trên mức giá hiện tại, ngưỡng kháng cự đầu tiên là 1.758,85 USD/ounce, sau đó là 1.763 USD/ounce. Dưới mức giá hiện tại, ngưỡng hỗ trợ là 1.756,46 USD/ounce và tiếp theo là 1.754 USD/ounce.
Bảo Anh
Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét