5 tháng 9, 2021

Những công ty con của Tập đoàn Dầu khí PVN thua lỗ

Hàng loạt công ty con của Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN (PVN) bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động: Cty CP Hóa dầu và xơ sợi VN (VNPoly); Cty TNHHMTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS), Tổng Cty CP Xây lắp dầu khí VN (PVX).

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 của PVN được kiểm toán bởi Deloitte, tập đoàn đang hợp nhất báo cáo tài chính của các công ty con VNPoly, DQS và PVX với tổng tài sản là hơn 18.139 tỉ đồng (tại ngày 31.12.2019 là hơn 20.343 tỉ đồng) và tổng lỗ trước thuế thu nhập doanh nghiệp là hơn 802 tỉ đồng (năm 2019 là 926,61 tỉ đồng).

Tại ngày 31.12.2020, các công ty này có tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn, lỗ lũy kế và các khoản vay và nợ đã quá hạn nhưng chưa được thanh toán. Các yếu tố này dẫn tới nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của các công ty nêu trên.

PVN không công bố toàn bộ báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2020 như thông lệ mà chỉ công bố phần ý kiến của kiểm toán.

{keywords}
Nhiều công ty con của PVN bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động. Ảnh: PVN

VNPoly lỗ lũy kế hơn 6.000 tỉ đồng, nợ phải trả vượt tổng tài sản, vốn chủ sở hữu bị âm

Tại ngày 31.12.2020, tổng tài sản của VNPoly là 4.231 tỉ đồng song nợ phải trả của công ty gần gấp đôi tài sản, ở mức 7.984 tỉ đồng. Trong đó, tổng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn là 5.549 tỉ đồng.

Đến cuối năm 2020, lỗ lũy kế của VNPoly là 6.006 tỉ đồng (tại ngày 31.12.2019 là âm 5.403 tỉ đồng). Vốn chủ sở hữu âm 3.753 tỉ đồng.

Năm 2020, VNPoly đạt doanh thu 83,72 tỉ đồng - tăng xấp xỉ 53% so với 2019. Tuy nhiên, lãi gộp chỉ 2,26 tỉ đồng. Trong kỳ, VNPoly ghi nhận 19,8 tỉ đồng doanh thu tài chính. Tuy nhiên, chi phí tài chính mà chủ yếu là chi phí lãi vay lại lên tới 226,69 tỉ đồng.

Ngoài ra, chi phí bán hàng 2,93 tỉ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp 10,84 tỉ đồng. Kết quả, sau khi khấu trừ chi phí, VNPoly lỗ sau thuế hơn 603 tỉ đồng năm 2020.

VNPoly được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 14.3.2008. Ngày 18.5.2009, VNPoly chính thức khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ tại Khu công nghiệp Đình Vũ, Thành phố Hải Phòng. Đây là 1 trong 12 dự án thua lỗ ngàn tỉ của ngành Công Thương và là vụ việc thuộc Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.

Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS) lỗ lũy kế

Tại ngày 31.12.2020, tổng tài sản của DQS là 5.654 tỉ đồng, nợ phải trả đã ở mức 6.878 tỉ đồng, vượt tổng tài sản 1.224 tỉ đồng. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính của DQS là 976,9 tỉ đồng.

Đến cuối năm 2020, lỗ lũy kế của DQS là 3.790 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu âm 1.224 tỉ đồng.

Về kết quả kinh doanh, doanh thu năm 2020 của DQS giảm nhẹ từ 385,67 tỉ đồng xuống 378 tỉ đồng. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng lại lên tới 385,51 tỉ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn khiến DQS lỗ gộp 5,5 tỉ đồng trong năm 2020. Trong kỳ, DQS ghi nhận thêm 21 tỉ đồng doanh thu tài chính, trong khi chi phí tài chính là 13,12 tỉ đồng. Tuy vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp lên tới 32,47 tỉ đồng nên DQS vẫn lỗ thuần hơn 30 tỉ đồng.

Năm 2020, lợi nhuận khác của DQS giảm mạnh so với 2019, chỉ đạt hơn 2 tỉ đồng (trong khi 2019 là hơn 42 tỉ đồng).

Kết quả, DQS lỗ sau thuế 27,4 tỉ đồng năm 2020 trong khi năm 2019 lãi 62,87 tỉ đồng.

Lỗ lũy kế của Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) đã  chính thức vượt vốn điều lệ

PVX công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021, ghi nhận doanh thu thuần tăng 31% so với cùng kỳ năm trước lên 607 tỉ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn khiến PVX lỗ gộp 34,7 tỉ đồng trong quý II trong khi cùng kỳ lãi gộp gần 23 tỉ đồng.

Sau khi trừ các khoản chi phí, PVX lỗ sau thuế gần 59 tỉ đồng, cùng kỳ lỗ 23 tỉ đồng trong đó công ty mẹ chịu lỗ gần 46 tỉ đồng. Đây cũng là quý lỗ thứ 9 liên tiếp của doanh nghiệp.

Tại thời điểm 30.6.2021, tổng tài sản của PVX đạt 6.838 tỉ đồng giảm 14,4% so với đầu kỳ, phần lớn là tài sản ngắn hạn 5.004 tỉ đồng, chiếm 73%.

Về phía nguồn vốn, nợ phải trả cuối kỳ là 6.117 tỉ đồng. Trong đó nợ phải trả người bán ngắn hạn 3.360 tỉ đồng, vay và nợ thuê tài chính ngắn - dài hạn 1.026,5 tỉ đồng. Lỗ luỹ kế cuối kỳ 4.022 tỉ đồng, chính thức vượt vốn điều lệ (4.000 tỉ đồng).

(Theo Lao Động)

Ba tập đoàn nhà nước được thí điểm hưởng chính sách riêng

Ba tập đoàn nhà nước được thí điểm hưởng chính sách riêng

Nhà nước chỉ nắm giữ 100% vốn điều lệ tại 4 công ty mẹ của các tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Điện lực Việt Nam; Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước và Tập đoàn Công nghiệp viễn thông Quân đội Viettel.



Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét