20 tháng 7, 2021

Hơn 5 tỷ USD sắp ‘rót’ vào hạ tầng, BĐS Bình Chánh hưởng lợi

Bên cạnh đề án thành lập quận, Bình Chánh đang đứng trước tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhờ quy tụ hàng loạt hạ tầng giao thông trọng điểm, với tổng nguồn vốn đầu tư ước tính khoảng 5 tỷ USD.

Loạt công trình hạ tầng “đắt giá”

Theo đánh giá sơ bộ của Sở Nội vụ TP.HCM, hiện Bình chánh đã đạt 26/30 tiêu chí để thành lập quận. Dự kiến đến năm 2025, Bình Chánh sẽ đạt đủ bộ tiêu chí lên quận hoặc thành phố thuộc TP.HCM tương tự như đề án thành phố phía Đông.

Được đánh giá là cửa ngõ của 13 tỉnh ĐBSCL, Bình Chánh sở hữu các cụm, khu công nghiệp lớn tại TP.HCM với lực lượng lao động dồi dào. Mặt khác, tốc độ đô thị hóa tại khu vực này đang diễn ra nhanh chóng khi mỗi năm tiếp nhận trên 30.000 dân nhập cư. Mạng lưới hạ tầng giao thông hoàn thiện với các trục chính kết nối về trung tâm.

{keywords}
 Hơn 5 tỷ USD chuẩn bị được đầu tư vào hạ tầng Bình Chánh

Đơn cử như dự án Metro 3A (Bến Thành - Tân Kiên) đã được UBND TP.HCM gửi công văn trình Chính phủ xem xét phê duyệt vào cuối tháng 4/2020. Dự án do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện, có chiều dài 20km với 18 nhà ga và tổng mức đầu tư khoảng 68.000 tỷ đồng, nối trực tiếp với tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) để tạo thành một hành lang vận chuyển hành khách hiện đại, đi qua trung tâm, kết nối khu vực Đông Bắc và Tây Nam thành phố.

Trong tương lai, với sự hiện diện của mạng lưới Metro hoàn chỉnh cùng hệ thống xe buýt kết nối, khoảng thời gian di chuyển từ khu vực này vào trung tâm TP.HCM sẽ được rút ngắn chỉ còn 15 - 20 phút.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng tập trung đầu tư, nâng cấp trục quốc lộ 50 với ngân sách gần 1.500 tỷ đồng; mở rộng quốc lộ 1A chiều dài 2,5km, lộ giới 120m với quy mô 3.353 tỷ đồng; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các tuyến đường giao thông huyết mạch như đại lộ Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh giúp việc di chuyển về trung tâm Quận 1 hay Phú Mỹ Hưng trở nên thuận lợi.

Đáng chú ý, khu vực Bình Chánh còn sở hữu tuyến cao tốc tiêu chuẩn quốc tế TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng chiều dài hơn 110km và vốn đầu tư trên 22.000 tỷ đồng. Dự án đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kết nối TP.HCM với vùng Tây Nam Bộ, góp phần giảm tải cho quốc lộ 1A.

Hơn thế, tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM - Cần Thơ dự kiến khởi công năm 2023 cũng sẽ góp phần tạo thành hệ thống hiện đại và thông suốt không chỉ kết nối Bình Chánh với Quận 1, Thủ Thiêm mà còn đến Bình Dương, Đồng Nai hay các tỉnh ĐBSCL.

{keywords}
 Tuyến buýt nhanh BRT số 1 dự kiến khởi công năm 2022

Ngoài ra, dự án tuyến buýt nhanh BRT số 1 trị giá gần 3.300 tỷ đồng, đi qua địa bàn các quận 1, 2, 5, 6, 8, Bình Tân, Bình Chánh đã được TP.HCM dự kiến khởi công năm 2022, hoạt động năm 2023. Sau khi bến xe Miền Tây mới (huyện Bình Chánh) hoàn thành, lộ trình tuyến sẽ được nối dài đến bến xe này. Dọc theo tuyến có 31 trạm dừng, 4 nhà ga, 2 trạm trung chuyển.

Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại, dòng vốn chảy vào các dự án hạ tầng tại Bình Chánh ước tính khoảng 100 nghìn tỷ đồng (5 tỷ USD) và con số này vẫn đang không ngừng tăng lên.

Thị trường BĐS hưởng lợi lớn

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của người dân, sự phát triển mạnh mẽ về mạng lưới giao thông còn thu hút nhiều nhà đầu tư chuyển hướng vào Bình Chánh để đón đầu cơ hội, khiến BĐS tại khu vực này có tiềm năng tăng giá lớn. Theo các chuyên gia, dòng vốn FDI chính là một kênh quan trọng thúc đẩy BĐS Bình Chánh phát triển khi các tập đoàn lớn chuyển dần công xưởng sản xuất về đây.

Cụ thể, BĐS công nghiệp sẽ là phân khúc hưởng lợi trước, kéo theo cơ hội phát triển cho BĐS nhà ở hình thành quanh các khu công nghiệp nhờ phát sinh nhu cầu ở thực của người dân, đội ngũ kỹ sư, chuyên gia. Tiếp đến là các lĩnh vực như văn phòng, bán lẻ, trung tâm thương mại.

{keywords}
 Bình Chánh tập trung nhiều cụm, khu công nghiệp trọng điểm

Trong xu thế này, Bình Chánh trở thành điểm đến lý tưởng khi tập trung nhiều KCN trọng điểm, đơn cử như KCN Lê Minh Xuân, KCN Tân Tạo, KCN Vĩnh Lộc, KCN Phong Phú, KCN An Hạ… và dự án KCN 380ha tại Phạm Văn Hai đang được lên kế hoạch triển khai.

Bình Chánh cũng đang tích cực hoàn thiện cụm y tế kỹ thuật cao Tân Kiên với quy mô 74ha gồm có các bệnh viện theo quy hoạch của TP.HCM là Nhi đồng TP.HCM, Tai Mũi Họng cơ sở 2, Truyền máu Huyết học, Ung Bướu, Viện Tim thành phố - cơ sở 2 và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - cơ sở 2.

Dự án khi hoàn thành được kỳ vọng hình thành mô hình viện - trường tại cửa ngõ Tây Sài thành, góp phần làm giảm tải các bệnh viện trong khu vực trung tâm thành phố, đồng thời giúp TP.HCM trở thành trung tâm y tế lớn bậc nhất, thu hút thêm lượng lớn chuyên gia y tế về sinh sống.

Đặc biệt, sự hoàn thiện của trung tâm hành chính Bình Chánh (Tân Túc) với cụm các cơ quan như UBND, cơ quan thuế, trụ sở công an, bệnh viện đa khoa… đã biến khu vực này trở thành trung tâm kinh tế - hành chính - văn hóa - xã hội không chỉ của Bình Chánh mà còn của cả khu vực Tây Sài thành.

Mặc dù vậy, đứng trước cơ hội lớn, quỹ đất cho các dự án căn hộ cao tầng xung quanh khu vực trung tâm hành chính Bình Chánh lại hiếm hoi. Hiện tại, ngay lõi trung tâm hành chính, đối diện UBND, bệnh viện, công viên chỉ mới xuất hiện tổ hợp gần 2.000 căn hộ ở phân khúc trung cấp.

Vĩnh Phú



Nguồn: Bất động sản - Tin tức thị trường nhà đất, dự án BĐS mới nhất của Vietnamnet
Tham khảo nhiều thông tin về thị trường bất động sản từ báo Vietnamnet.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét