Các thị trường phát tín hiệu đảo chiều khi lãi suất có dấu hiệu gia tăng. Những kẻ chiến thắng lớn nhất trong giai đoạn đại dịch có xu hướng bị ảnh hưởng nặng nề vì chi phí lãi và định giá cổ phiếu ở mức cao.
Đóng cửa phiên giao dịch 11/5 (rạng sáng 12/5 giờ Việt Nam), chỉ số công nghiệp Dow Jones của Mỹ giảm 470 điểm (tương đương giảm 1,4%). Đây là mức giảm điểm mạnh nhất trong hơn 3 tháng qua.
Cú giảm điểm được kích hoạt bởi đà bán tháo mạnh mẽ các cổ phiếu công nghệ. Đây là những công ty tăng trưởng và là những kẻ chiến thắng lớn nhất trong giai đoạn đại dịch. Tuy nhiên, nỗi lo về lạm phát trở lại và sự định giá cao của các cổ phiếu công nghệ đã khiến tình hình thay đổi.
Lực bán chốt lời các cổ phiếu công nghệ đã lan rộng ra khắp thị trường và khiến đa số các cổ phiếu chìm trong sắc đỏ.
Mặc dù không còn được ưa chuộng như hồi đầu năm do lo ngại lạm phát và lãi suất cao hơn gia tăng nhưng các cổ phiếu công nghệ vẫn có một sức cầu khá mạnh. Những người bán khống cổ phiếu công nghệ đã trở lại mua vào (short covering) để đóng vị thế bán và thu về tiền mặt khiến nhóm cổ phiếu này hồi phục vào cuối phiên.
Chứng khoán Mỹ chịu áp lực chốt lời sau khi liên tiếp lên đỉnh cao kỷ lục. |
Một số mã hồi phục ấn tương nhự Amazon và Netflix quay đầu tăng hơn 1%, Facebook tăng 0,2%... giúp thị trường bớt u ám.
Các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ ghi nhận lợi nhuận ấn tượng trong thời gian vừa qua và được kỳ vọng vẫn sẽ có kết quả kinh doanh tốt trong năm 2021. Tuy nhiên, một sự đảo chiều chính sách có thể khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp này suy giảm.
Gần đây, Mỹ chứng kiến sự phục hồi thất thường trên thị trường lao động. Đây là yếu tố khiến nhiều người vẫn đánh cược vào khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ còn mất nhiều thời gian để xem xét việc điều chỉnh tăng lãi suất.
Chủ tịch chi nhánh Fed tại New York, John Williams, cho rằng nền kinh tế Mỹ trong năm nay có khả năng tăng trưởng 7%, mức nhanh nhất trong gần 4 thập niên và lạm phát ngắn hạn tăng đột biến đi kèm với đà phục hồi kinh tế sẽ không phải là điều quá lo ngại.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ cần thị trường việc làm tăng trưởng mạnh trong vài tháng tới để đạt được sự phục hồi hoàn toàn. Vì vậy, Fed sẽ không vội vàng thay đổi các chính sách kích thích hiện hành. Lạm phát được dự báo sẽ trở lại mục tiêu 2% vào năm 2022 sau khi tình hình giá cả và tình trạng mất cân bằng giá trong ngắn hạn diễn ra.
Dù vậy, nước Mỹ được đánh giá sẽ vẫn còn một chặng đường dài để đạt được sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ và toàn diện.
M. Hà
Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét