Hiển thị các bài đăng có nhãn Đời sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đời sống. Hiển thị tất cả bài đăng

1 tháng 4, 2021

Rao bán công khai clip quay lén nhà riêng, tiệm massage ở Trung Quốc

Hàng nghìn bức ảnh riêng tư chụp trong nhà, phòng vệ sinh, tiệm massage, khách sạn được rao bán công khai trên không gian mạng.

Theo Global Times, những kẻ phạm tội có được các video và hình ảnh riêng tư này bằng cách hack camera trong nhà riêng và lắp đặt máy quay lén tại các địa điểm công cộng như phòng khách sạn, tiệm massage, phòng thay đồ, phòng tắm và nhà vệ sinh.

Các clip được định giá từ 20 nhân dân tệ (3,04 USD) đến hàng trăm nhân dân tệ dựa trên nội dung của chúng. Người mua thậm chí có thể đặt hàng các video được thiết kế riêng theo yêu cầu của họ.

Ví dụ, một clip dài 8 tiếng đã được bán cho hàng trăm người ghi lại hình ảnh sinh hoạt đời thường của một cặp vợ chồng tại nhà riêng của họ. Ngay cả những cuộc hội thoại giữa hai người cũng có thể được nghe rõ qua đoạn video.

Người bán clip nói rằng những clip như vậy rất phổ biến và được các khách hàng mua vì thích tọc mạch vào cuộc sống cá nhân của người khác.

ban clip quay len anh 1

Hàng nghìn clip riêng tư, quay lén bị phát tán lên không gian mạng. Ảnh: Sina.

Nhiều video quay lén còn có cảnh các cô gái thử quần áo và được massage tại các thẩm mỹ viện. Những video kiểu này chỉ được cung cấp cho "khách hàng thường xuyên".

Một cuộc điều tra bí mật hơn cho thấy 8.000 clip và ảnh nhạy cảm đã được chia sẻ vào một nhóm Tencent QQ 900 thành viên trong vòng 20 ngày.

Các clip được lấy từ 24 camera ẩn đặt khắp Trung Quốc. Chỉ riêng tại tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc, hàng nghìn camera an ninh bị hack, xâm nhập và điều khiển từ xa.

Một quản lý khách sạn ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam cho biết 80% phòng khách sạn ở Trịnh Châu đã bị lắp camera quay lén.

Những vụ quay lén, hack camera nhà riêng liên tục bị phanh phui trong những năm gần đây ở Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về việc vi phạm quyền riêng tư.

Zhang Wuju, phó giáo sư từ Trường Luật thuộc Đại học Khoa học Chính trị và Luật Tây Nam, cho rằng những người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự và hình sự tương ứng, dựa trên đặc điểm video cũng như mục đích, hậu quả của việc truyền bá chúng.

"Những người phạm tội trốn tránh hình phạt hoặc không bị xử lý thích đáng do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả việc lơ là nhiệm vụ của các bộ phận và cơ quan quản lý liên quan", Zhang nói.

Theo Zing

Xung đột trong cách dạy con của cha mẹ thần đồng Trung Quốc

Xung đột trong cách dạy con của cha mẹ thần đồng Trung Quốc

Từ năm 4 tuổi, Độ Độ đã bị cha bắt cởi trần chạy trong tuyết, học lái máy bay, đi bộ qua sa mạc. Thế nhưng, người mẹ lại phản đối cách giáo dục quá khắc nghiệt này.



Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.

Ngày ba về nhà vợ

Hôm Tết, ba dẫn bạn gái về ra mắt, con bé trải qua những ngày hụt hẫng, hoảng loạn. Sau lễ cưới, ba về nhà vợ, như không hề tồn tại đứa con gái ông từng giành giật bằng được...

Gần hai tháng qua, từ ngày ba đưa bạn gái về ra mắt là những tháng ngày lê thê, chới với, khủng hoảng với Thảo, cô con gái 15 tuổi. 

Thảo nhớ hôm đó đúng dịp Tết, có mặt cô bác họ hàng, ba vào phòng gọi Thảo, chỉ tay đầy mệnh lệnh: Ra chào cô Ngân, lễ phép và vui vẻ lên! 

Trước đó, không hề có một cuộc trao đổi, nói chuyện nào trước. Cô con gái lết người ra phòng khách, cố cười chào người mẹ kế trẻ đẹp mà không che nổi sự gượng gạo. 

Ráng ngồi được một lúc, cô bé chạy vào phòng, ôm gối khóc nức nở, vừa cắn miệng vào gối vừa gào lên: Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ ở đâu? Nỗi đau cách đây 3 năm, khi mẹ cưới chồng lại tràn về với Thảo. 

Trước khi ba mẹ ly hôn, đã không biết bao nhiêu lần Thảo chứng kiến hai người cãi vã, miệt thị, bôi nhọ, đấu tố lẫn nhau. Cuộc chiến hạ nhục nhau kéo dài cho đến lúc làm thủ tục ly hôn, ra tòa, thêm việc tranh chấp nuôi con. 

Đánh trúng điểm yếu, mẹ ngoại tình, bỏ bê gia đình, ba Thảo giành được quyền nuôi con. Nhưng không phải ai giành nuôi con cũng là vì thật sự muốn nuôi con. 

Ngày dọn đồ, dắt tay Thảo đi, ba chỉ thẳng tay vào mặt mẹ: Tôi nuôi nó để cả đời cô đeo tiếng thơm là loại phụ nữ bỏ con theo trai. 

Thảo với ba về ở bên nhà nội, còn ba đi triền miên, rất hiếm khi ở nhà. Nhưng ông gây khó dễ đủ kiểu, không cho mẹ qua gặp con.  Thời gian đầu, mẹ đến trường gặp Thảo được đôi ba lần rồi mất liên lạc dần. 

Hơn một năm sau, ba dẫn Thảo về bên ngoại, nói con gái về để dự đám cưới mẹ, để chứng kiến mẹ bỏ mình như thế nào. Mẹ đi bước nữa với mối tình đầu, hai người tìm lại nhau, nhận ra không thể sống thiếu nhau sau khi đều đã kết hôn, có con và cùng để lại con cho đối phương... 

Gặp con phút chốc sau lễ cưới, buông  lời oán trách ba đủ kiểu, mẹ nói thay cho lời tạm biệt: Lúc nào có điều kiện, mẹ sẽ đón con về!

Từ đó đến nay, đã gần 3 năm, Thảo chưa gặp lại mẹ dù sống cùng thành phố. Cô chỉ biết thông tin từ ba, mẹ có em rồi, quên con lâu rồi!

Ba đi miết, cô bé về sống cùng ông bà nội ở ngay tuổi mới lớn đầy khủng hoảng cùng với bao thương tổn trong lòng. Thấy đứa cháu gái lầm lì, ương bướng, nhiều lần bà nội buột miệng: Nhìn khó ưa y như con mẹ mày!

Cô bé như một cái bóng trong nhà, ít tương tác, giao tiếp, không biết chia sẻ cùng ai.

Thật ra, Thảo cũng không sống với ba bao nhiêu, chẳng mấy khi gặp ba. Mỗi khi ba về, hai ba con cũng không trò chuyện, hỏi han gì nhau.

Chưa kể, mỗi khi công việc không suôn sẻ, hay chuyện tình cảm trắc trở, ông lại đổ lỗi cho mẹ. Mà đổ lỗi cho mẹ, lại trút tức giận, ấm ức lên đầu con gái. 

Sau nhiều mối quan hệ không đâu đến đâu, rồi ba cũng cưới vợ. Trong suy nghĩ, Thảo cũng muốn ba lấy vợ, mà sao khi điều đó xảy đến, cô con gái lại hụt hẫng, đau đớn tận cùng. 

Bên trong sâu thẳm của đứa con kiệt quệ cô đơn như Thảo, ba như chỗ bấu víu cuối cùng về tình yêu thương. 

Ba về bên nhà vợ sống. Ông không hỏi một lời, con có muốn sống với ba và dì không? Ông đi như không hề có đứa con gái này.

Chưa lúc nào, cô con gái cảm nhận rõ mình đứng bên rìa hạnh phúc của ba mẹ như lúc ba xách va li đi. Cảm giác đó chảy loang lổ trong từng tế bào, hơi thở, cảm xúc của em. 

Sau ngày ba về nhà vợ, cô con gái uống cả vốc thuốc ngủ, mong ngủ một giấc dài không bao giờ phải thức dậy... Bà nội phát hiện, kịp đưa cháu vào viện. 

Bà gọi cho ba báo tin, ba nói, vợ chồng ba đang đi trăng mật ở Phú Quốc. Bà với ba bàn với nhau, có khi gửi Thảo về bên nhà ông bà ngoại.

Theo Dân Trí

Trước khi ly hôn hãy tự hỏi: Tiếc một ông chồng hay tiếc một cuộc hôn nhân

Trước khi ly hôn hãy tự hỏi: Tiếc một ông chồng hay tiếc một cuộc hôn nhân

Chúng ta luôn nhầm lẫn giữa việc tiếc một ông chồng với tiếc một cuộc hôn nhân và vì thế chúng ta không dứt ra khỏi những buồn đau, cô đơn.



Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.

Liều mạng để săn nấm trên sa mạc

Bất chấp bom, mìn chưa nổ và hiểm nguy từ sói dữ, nhiều người Iraq vẫn lao ra sa mạc Samawa để đào nấm truffle.

nam truffle la gi anh 1

"Truffle, một thứ quà của Chúa", bà Zahra Buheir, thợ săn nấm truffle ở sa mạc Samawa (Iraq) chia sẻ với The Guardian. Bất chấp thời tiết khắc nghiệt trên sa mạc, những người như Zahra vẫn dành nhiều tuần để tìm truffle. Đó là chưa kể bom mìn còn sót lại ở vùng sa mạc phía nam Iraq này. Tất cả đều vì nguồn thu mà truffle đem lại cho những phận đời nghèo khổ.

nam truffle la gi anh 2

Nghề thu hoạch nấm trên sa mạc đã được truyền qua nhiều thế hệ. Khi không có việc làm, truffle chính là nguồn sống của những người này.

nam truffle la gi anh 3

Giá nấm truffle trên sa mạc Iraq rẻ hơn rất nhiều so với châu Âu. Theo The Guardian, loại nấm mà nhiều người phải đánh cược tính mạng trên sa mạc Samawa chỉ có giá khoảng 6 USD/kg. Trong khi đó, người anh em của nó ở châu Âu được bán với giá hàng trăm USD/kg.

nam truffle la gi anh 4

Tuy nhiên, với nền kinh tế khủng hoảng như ở Iraq hiện nay, loại nấm này cũng giúp người dân nghèo vơi bớt gánh nặng. Năm nay, mưa đến muộn nên các thợ săn nấm chỉ kiếm được khoảng 1 kg/ngày. Con số chỉ bằng 1/10 những gì họ đào được vào năm mưa thuận gió hòa.

nam truffle la gi anh 5

Họ dùng những thanh kim loại để đào đất, đá trên sa mạc.

nam truffle la gi anh 6

"Chúng tôi sợ. Rất nhiều sói ở đây và cả mìn nữa. Đợt trước, một người đã chết", một thợ săn nấm kể. Theo The Guardian, tàn tích từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 vẫn còn đó. Nhiều người nhầm tưởng bom, mìn là nấm nếu không nhìn kỹ.

nam truffle la gi anh 7

Căn lều của một thợ săn nấm trên sa mạc.

nam truffle la gi anh 8

Salma Mohsen, thợ săn nấm 10 tuổi, chụp ảnh cùng thành quả của mình.

nam truffle la gi anh 9

Cứ vài ngày, một vài thương lái lại đánh xe đến sa mạc để lấy nấm mang ra chợ bán.

nam truffle la gi anh 10

Một người đàn ông xem xét nấm bán ở chợ Samawa.

nam truffle la gi anh 11

Ra'ad Abdelemir, một thương nhân, phân loại nấm truffle trong lều ở chợ. Nấm được định giá theo kích cỡ. Chúng cũng hay được gọi vui là quả óc chó, quả trứng, quả cam hay quả lựu, tùy vào độ to.

nam truffle la gi anh 12

Nấm truffle sa mạc thường được chiên hoặc nướng rồi dùng với cơm.

Theo Zing

Đậu phụ Homemade và món ăn đậu phụ theo kiểu Ấn

Đậu phụ Homemade và món ăn đậu phụ theo kiểu Ấn

Bạn có phải là một fan hâm mộ của đậu phụ và không biết cách nào để làm ra những miếng đậu thơm ngon? Đây là cơ hội để bạn học cách làm món ăn này tại nhà một cách dễ dàng với các bước đơn giản.



Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.

Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người con thất lạc mẹ 30 năm trời

Sau 30 năm thất lạc, chàng trai và mẹ đẻ đã có cuộc đoàn tụ xúc động và đầy nước mắt. Đó là kết quả của sự nỗ lực tìm kiếm không ngừng dù ký ức về cha mẹ rất mơ hồ và ít ỏi.

Trong khoảng thời gian hơn 3 thập kỷ, nhà làm phim người Australia gốc Philippines Joel "Jojo" de Carteret khôn nguôi nỗi thắc mắc về mẹ đẻ là ai, mặc dù anh có cuộc sống đủ đầy với cha mẹ nuôi tại Australia.

Quay ngược thời gian vào năm 1985, người ta tìm thấy cậu bé Jojo 4 tuổi bơ vơ giữa khu chợ Munoz ở thành phố Quezon, Philippines. Thời điểm đó, chàng trai này không thể nhớ địa chỉ nhà cũng người thân. Và đó cũng là bước ngoặt khiến cho anh rời xa vòng tay của mẹ đẻ suốt mấy chục năm trời.

Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người con thất lạc mẹ 30 năm trời - 1

Nhà làm phim ngoài 30 tuổi luôn suy nghĩ và đặt câu hỏi người mẹ ở Philippines là ai trong những năm tháng sống cùng cha mẹ nuôi.

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình "Kapuso Mo, Jessica Soho" (KMJS) của kênh truyền hình GMA, Jojo đã kể lại khoảnh khắc làm thay đổi cuộc đời anh mãi mãi.

Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người con thất lạc mẹ 30 năm trời - 2

Giây phút trào dâng nước mắt và xúc động khi 2 mẹ con gặp lại nhau sau 30 năm.

Ngày hôm đó, Jojo lấy một vài que diêm mang lên phòng rồi đốt khiến toàn bộ bức tường và giường bốc cháy. Cậu bé non nớt quá sợ hãi, bước xuống cầu thang để đi ra ngoài… rồi biết mình đã bị lạc.

Một lái xe jeepney (loại xe phương tiện công cộng phổ biến ở Philippines) nhìn thấy cậu bé lang thang giữa dòng người xuôi ngược nên quyết định đưa Jojo đến trại trẻ mồ côi. Sau một thời gian không tìm được cha mẹ cho cậu bé, cặp vợ chồng Julie và George de Carteret nhận Jojo làm con nuôi rồi đưa về Australia.

Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người con thất lạc mẹ 30 năm trời - 3

Câu chuyện của họ đã khiến nhiều người xúc động và rơi nước mắt.

Quyết tìm kiếm gia đình

Hơn 30 năm sau kể từ ngày bị lạc khỏi gia đình, Jojo đã trưởng thành và là một nhà làm phim. Anh quyết định về Philippines tìm kiếm gia đình và người thân. Tuy nhiên, mong muốn là một chuyện, làm cách nào để có được kết quả như ý là điều không dễ dàng. Bởi, Jojo chỉ còn lưu giữ được ký ức ít ỏi và mơ hồ về bố mẹ...

"Những kỷ niệm trong tôi về bố mẹ là bố làm lái xe jeepney, mẹ là thợ may quần áo...", Jojo kể với kênh GMA.

Cuộc tìm kiếm lóe lên chút ánh sáng khi anh gặp được vợ chồng Danilo và Vicky - từng có con trai mất tích cách đây 30 năm. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra ADN đập tan mọi hy vọng với kết quả 2 bên không cùng huyết thống.

Cú sốc đó không khiến Jojo gục ngã, anh vẫn tiếp tục chặng đường tìm kiếm cha mẹ đẻ, dù trong tay không có bất cứ giấy tờ gì. Thông qua sự giúp đỡ của người dân, Jojo biết được thông tin về cha mẹ có thể là bà Herminia Rio và ông Carding Culadilla.

Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người con thất lạc mẹ 30 năm trời - 4

Jojo đã đưa mẹ đẻ đến Australia và gặp mặt gia đình đã nuôi nấng mình từ khi còn nhỏ.

Ông Carding Culadilla không còn ở Philippines mà đã chuyển tới Mỹ làm việc trong lĩnh vực cơ khí. Với sự giúp đỡ của chương trình truyền hình KMJS, Jojo liên lạc được với người cha sau 30 năm thất lạc. Từ lúc con trai mất tích, người đàn ông này dành nhiều thời gian tìm kiếm nhưng vô vọng. Có vẻ như ông Carding không còn liên lạc với bà Herminia nên không biết người phụ nữ này ở đâu.

Sau 2 tháng tìm kiếm mà không thu được kết quả, Jojo lên sóng trong một chương trình phát thanh kể về câu chuyện thất lạc gia đình của mình và mong muốn được gặp mẹ. May mắn câu chuyện xúc động trên sóng đã đến tai bà Herminia Rio. Chỉ một ngày trước khi đáp máy bay về Australia, kết quả kiểm tra ADN cho thấy Jojo và bà Herminia là mẹ con.

Sau 30 năm bặt vô âm tín, bà Herminia và con trai bị thất lạc đã có giây phút đoàn tụ đầy nước mắt ngay trên đường phố.

Nỗi mong chờ con của bà mẹ ở tuổi xế chiều được khỏa lấp, còn con trai xúc động nghẹn ngào khi được ôm mẹ đẻ sau bao năm trời ở nơi đất khách. Khoảnh khắc 2 mẹ con đoàn tụ đã khiến nhiều khán giả truyền hình rơi nước mắt.

- "Con nhớ mẹ," Jojo nói với mẹ.

- "Mẹ cũng nhớ con", bà Herminia xúc động đáp lại.

Câu chuyện đoàn tụ đầy nước mắt này cũng đã được truyền hình Australia phát sóng. Sau khi có kết quả xét nghiệm ADN, bà Herminia được Jojo đưa sang Australia gặp mẹ nuôi trong niềm hạnh phúc vô bờ.

Theo GMA/Summit Express/ Dân Trí

Chồng bỏ nhà đi 30 năm, vợ âm thầm giúp tìm lại gia đình

Chồng bỏ nhà đi 30 năm, vợ âm thầm giúp tìm lại gia đình

Biết chồng thương nhớ quê hương, gia đình sau hàng chục năm xa cách, chị Đông đã kết nối với chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly để giúp anh tìm về nguồn cội.



Nguồn trích từ báo Vietnamnet
Tham khảo thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Báo Vietnamnet.